Đề thi 8 tuần KHI năm 2016-2017
Chia sẻ bởi Nguyễn Nam |
Ngày 26/04/2019 |
263
Chia sẻ tài liệu: Đề thi 8 tuần KHI năm 2016-2017 thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT NAM TRỰC
(Đề thi gồm 01 trang)
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: NGỮ VĂN 10
(Thời gian làm bài: 90 phút không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái gì. Sách có nói rằng: “Không vào hang hùm, sao bắt được cọp !”
Các nước Âu châu ngày nay đã trở nên giàu mạnh cũng là nhờ ở những tay mạo hiểm. Kẻ đóng tàu vào Bắc cực, người vượt bể sang Mỹ châu, đấu sức với ba đào, thi gan với sương tuyết để sưu cầu những đất mới, những báu lạ, từng trải bao nhiêu là gian hiểm mới có cái cảnh tượng ngày nay.
Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. …
Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì đã kêu chóng mặt,… ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi.
(Trích Mạo hiểm - Nguyễn Bá Học, Quốc văn trích diễm, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Anh/chị hiểu thế nào về nội dung đoạn trích trên?
Câu 3. Anh/chị hãy lí giải vì sao tác giả cho rằng: “những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa...”?
Câu 4. Theo anh (chị), học trò ngày nay ngoài việc phải biết xông pha, mạo hiểm cần có thêm yếu tố cần thiết nào nhất để "vùng vẫy trong trường cạnh tranh"? Tại sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông.”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Sử thi mượn việc mô tả chiến tranh để khẳng định lí tưởng về cuộc sống hòa hợp, hạnh phúc”. Anh/ chị hãy cảm nhận đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây để làm sáng tỏ nhận định trên.
………………Hết………………
TRƯỜNG THPT NAM TRỰC
(Đề thi gồm 01 trang)
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: NGỮ VĂN 10
(Thời gian làm bài: 90 phút không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái gì. Sách có nói rằng: “Không vào hang hùm, sao bắt được cọp !”
Các nước Âu châu ngày nay đã trở nên giàu mạnh cũng là nhờ ở những tay mạo hiểm. Kẻ đóng tàu vào Bắc cực, người vượt bể sang Mỹ châu, đấu sức với ba đào, thi gan với sương tuyết để sưu cầu những đất mới, những báu lạ, từng trải bao nhiêu là gian hiểm mới có cái cảnh tượng ngày nay.
Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. …
Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì đã kêu chóng mặt,… ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi.
(Trích Mạo hiểm - Nguyễn Bá Học, Quốc văn trích diễm, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Anh/chị hiểu thế nào về nội dung đoạn trích trên?
Câu 3. Anh/chị hãy lí giải vì sao tác giả cho rằng: “những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa...”?
Câu 4. Theo anh (chị), học trò ngày nay ngoài việc phải biết xông pha, mạo hiểm cần có thêm yếu tố cần thiết nào nhất để "vùng vẫy trong trường cạnh tranh"? Tại sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông.”.
Câu 2 (5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Sử thi mượn việc mô tả chiến tranh để khẳng định lí tưởng về cuộc sống hòa hợp, hạnh phúc”. Anh/ chị hãy cảm nhận đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây để làm sáng tỏ nhận định trên.
………………Hết………………
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Nam
Dung lượng: |
Lượt tài: 6
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)