Đề thi 8 tuần HK I năm 2016-2017

Chia sẻ bởi Nguyễn Nam | Ngày 26/04/2019 | 58

Chia sẻ tài liệu: Đề thi 8 tuần HK I năm 2016-2017 thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT NAM TRỰC

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN: VẬT LÝ 11
(Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề)


Họ và tên: ……………………………………. Số báo danh:…………..........................
Lớp: ……………………………………………………………………...........................
Chữ kí giám thị 1:…………………Chữ kí giám thị 2:………………….........................
Chú ý: Thí sinh làm bài vào đề thi này.

Họ và tên chữ kí 2 giám khảo:
Giám khảo 1:……………………….....
Giám khảo 2:……………………….....


A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm): Học sinh lựa chọn đáp án đúng nhất và ghi vào phần bài làm
Câu 1 .Chỉ ra công thức đúng của định luật Culông trong chân không.
A. . B. . C. . D. .
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.
B. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.
C. Theo thuyết êlectron, một nguyên tử trung hòa nhận thêm electron trở thành ion dương.
D. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm êlectron.
Câu 3. Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào biểu diễn hướng của lực điện  tác dụng lên một điện tích điểm q đặt trong điện trường đều .






A



B



C



D

Câu 4. Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào:
A. Hình dạng, kích thước của hai bản tụ. B. Khoảng cách giữa hai bản tụ.
C. Hiệu điện thế đặt vào giữa hai bản của tụ điện. D. Chất điện môi giữa hai bản tụ.
Câu 5. Trong các nhận định dưới đây, nhận định không đúng về dòng điện là:
A. Đơn vị của cường độ dòng điện là A.
B. Cường độ dòng điện được đo bằng ampe kế.
C. Cường độ dòng điện càng lớn thì trong một đơn vị thời gian điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn càng nhiều.
D. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian.
Câu 6. Công suất điện được đo bằng đơn vị nào sau đây
A. Oát (W) B. Jun (J) C. Vôn trên Am pe (V/A) D. Culông trên giây (C/s)
Câu 7. Hai điện tích điểm đặt tại hai điểm A và B trong không khí. Nếu chỉ giảm khoảng cách giữa hai điện tích điểm xuống 2 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ
A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. giảm 4 lần. D. giảm 4 lần.








Thí sinh không được viết vào phần gạch chéo

Câu 8. Bốn vật kích thước nhỏ A, B, C, D bị nhiễm điện. Vật A hút vật B nhưng lại đẩy vật C, vật C hút vật D. Biết A nhiễm điện dương. Hỏi vật B, C, D nhiễm điện gì? Chọn đáp án đúng?
A. B dương, C âm, D dương B. B âm, C âm, D dương
C. B âm, C dương, D âm D. B âm, C dương, D dương
Câu 9. Khi chải tóc bằng lược thì tóc bị nhiễm điện, đó là hiện tượng:
A. Nhiễm điện do cọ xát B. Không thể xác định được loại hiện tượng nhiễm điện
C. Nhiễm điện do tiếp xúc D. Nhiễm điện do hưởng ứng.
Câu 10. Một điện tích điểm q đặt tại điểm A. Xét cường độ điện trường tại M cách A một khoảng r. Nếu tăng độ lớn điện tích điểm lên 2 lần thì cường độ điện trường tại M sẽ
A. giảm 2 lần. B. tăng 2 lần. C. giảm 4 lần. D. tăng 4 lần.
Câu 11. Công thức xác định cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q < 0, tại một điểm trong chân không, cách điện tích Q một khoảng r là:
A.  B.  C.  D. 
Câu 12. Một điện tích q chuyển động trong điện trường không đều theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì
A. A > 0 nếu q > 0.
B. A > 0 nếu q < 0.
C. A = 0
D. A ≠ 0 nếu điện trường không đều.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)