Đề thi 8 tuần HK I năm 2016-2017

Chia sẻ bởi Nguyễn Nam | Ngày 26/04/2019 | 61

Chia sẻ tài liệu: Đề thi 8 tuần HK I năm 2016-2017 thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT NAM TRỰC

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN : VẬT LÝ 11
(Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề)


PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm):
I.Chủ đề: Định luật Cu Lông (2 câu)
I.1. Nhận biết : 1 câu
Câu 1: . Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. q1> 0 và q2 < 0. B. q1< 0 và q2 > 0. C. q1. q2 > 0. D. q1. q2 < 0.
I.2. Thông hiểu: 1 câu
Câu 2: Hai điện tích đặt gần nhau, nếu giảm khoảng cách giữa chúng đi 2 lần thì lực tương tác giữa 2 vật sẽ
A. tăng lên 2 lần B. giảm đi 2 lần C. tăng lên 4 lần D. giảm đi 4 lần
II.Chủ đề: Thuyết electron – ĐLBT điện tích (3 câu)
II.1. Nhận biết : 1 câu
Câu 3 Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.
B. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.
C. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.
D. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm êlectron
II.2. Thông hiểu: 2 câu
Câu 4: Hai quả cầu kim loại kích thước giống nhau mang điện tích với |q1| = |q2|, đưa chúng lại gần thì chúng hút nhau. Nếu cho chúng tiếp xúc nhau rồi tách ra thì chúng sẽ mang điện tích:
A. q = 2 q1 B. q = 0 C. q = q1 D. q = q1/2
Câu 5: Có 3 vật dẫn, A nhiễm điện dương, B và C không nhiễm điện. Để B và C nhiễm điện trái dấu độ lớn bằng nhau thì
A. Cho A tiếp xúc với B, tách ra rồi cho A tiếp xúc với C và tách ra.
B. Cho A tiếp xúc với B, tách ra rồi cho C tiếp xúc B.
C. Cho A, B, C tiếp xúc nhau cùng một lúc, rồi tách ra.
D. nối B với C bằng dây dẫn rồi đặt gần A, sau đó cắt dây nối.
III.Chủ đề: Cường độ điện trường-Sự cân bằng của điện tích trường (4 câu)
III.1. Nhận biết : 1 câu
Câu 6: Tính chất nào sau đây của các đường sức điện là sai.
A. Tại một điểm bất kì trong điện trường có một đường sức điện và chỉ một mà thôi
B. Các đường sức xuất phát từ các điện tích âm
C. Các đường sức điện của điện trường tĩnh không cắt nhau
D. Các đường sức điện mau hơn ở nơi có điện trường mạnh hơn.
III.2. Thông hiểu: 2 câu
Câu 7: Hai điện tích Q1, Q2 đặt cách nhau một khoảng r trong chân không, F là độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích. Nhận định nào sau đây là đúng về độ lớn cường độ điện trường tại vị trí đặt điện tích Q2?
A. B.  C.  D. 
Câu 8: Đặt một điện tích âm, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động:
A. dọc theo chiều của đường sức điện trường. B. ngược chiều đường sức điện trường.
C. vuông góc với đường sức điện trường. D. theo một quỹ đạo bất kỳ.
III.3. Vận dụng cao: 1 câu
Câu 9: Cho hai tấm kim loại song song, nằm ngang, nhiễm điện trái dấu. Khoảng không gian giữa hai kim loại chứa đầy dầu. Một quả cầu bằng sắt bán kính R=1cm mang điện tích q nằm lơ lửng trong dầu. Điện trường giữa hai tấm kim loại là điện trường đều hướng từ trên xuống và có độ lớn 2000V/m. Cho biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3, của dầu là 800kg/m3, lấy g = 10m/s2. Độ lớn và dấu của điện tích q là:
A.q= 1,47.10-6C B.q= -1,47.10-6C C.q= 14,7.10-6C D.q= -14,7.10-6C
IV.Chủ đề: Công của lực điện, điện thế, hiệu điện thế (1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)