DE thi

Chia sẻ bởi Thcshehe Hehe | Ngày 26/04/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: DE thi thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

PHẦN 1. BẮT BUỘC (5,0 điểm)
 Câu 1.( 2,0 điểm)
        Anh /chị có nhận xét gì về cách kết thúc truyện ngắn Chí Phèo của Nam cao?

 Câu 2 (3,0 điểm)
       Suy nghĩ của anh/ chị về cái danh và cái thực của con người trong cuộc sống.

PHẦN II. TỰ CHỌN (5,0 điểm) 
Thí sinh chỉ làm câu 3a hoặc câu 3b.
 Câu 3a. (5,0 điểm)
         Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau:
                 “Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi!
                   Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
                   Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
                   Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

           (Tây Tiến, Quang Dũng, Văn học 12, tập 1, NXB Giáo dục 2008, trang 88).

“Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.
Núi giăng thành luỹ sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.”

                ( Việt Bắc, Tố Hữu, Văn học 12, tập 1, NXB Giáo dục 2008, trang 112)

 Câu 3b. (5,0 điểm)
        Cảm nhận của anh / chị về chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!” mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp Thị Nở (Chí Phèo – Nam Cao) và chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi” mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)

ĐÁP ÁN

Câu 1. 

I. Mở bài: (0,25 điểm)
    Nêu vấn đề: Kết thúc truyện ngắn CP nhà văn NC đã phần nào thể hiện được tài năng viết truyện điêu luyện của mình.

II. Thân bài (1,5 điểm)
1. Nội dung phần kết (1,0 điểm)
 - Đầu và cuối tác phẩm đều có h/ả “cái lò gạch cũ” xuất hiện.
   + Anh thả ống lươn nhặt được Chí trong chiếc váy đụp đặt ở cái lò gạch cũ ngoài đồng đem về.
   + Chí Phèo chết, bà cô thị Nở “đay nghiến” thị, Thị cười và nói lảng, rồi thấy thoáng hiện ra cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người qua lại.
2. Ý nghĩa (0,5 điểm)
  H/ả cái lò gạch xuất hiện ở phần cuối truyện đã gây một sự ám ảnh ghê gớm về sự bế tắc của số phận và cảnh ngộ của người nông dân, đồng thời làm nổi bật hiện tượng CP vẫn đang tồn tại trong xã hội cũ. Nó góp phần làm tăng giá trị hiện thực của tác phẩm.

III. Kết bài (0,25 điểm)
 Đánh giá vấn đề.

Câu 2. 

I.Mở bài.(0,25 điểm)
Nêu vấn đề cần nghị luận: cái danh và cái thực trong cuộc sống hôm nay.

II. Thân bài (2,5 điểm)
1. Giải thích (0,75 điểm)
   + “cái danh”.
   + “cái thực”.
   + Mối quan hệ giữa danh và thực trong xã hội.
2. Phân tích những khía cạnh biểu hiện của danh và thực (0,75 điểm).
   Thí sinh có thể chỉ ra các mặt biểu hiện khác nhau song phải phân tích được những khía cạnh của vấn đề.
3. Bình luận (0,75 điểm)
  - Trong thực tế không phải là mọi danh tiếng đều xuất phát từ tài năng; từ những việc làm tốt, việc làm có ích cho xã hội… Đôi khi chỉ vì một lí do nào đó (không tích cực) cũng có thể khiến người ta được mọi người biết đến. Hoặc cũng có thể là vì cái danh mà người ta bất chấp mọi thủ đoạn như dùng tiền, dùng uy quyền, thế lực… để đạt được cái danh (vị trí trong xã hội) 
  Cái danh không có thực.
4. Bài học (0,25 điểm)
- Bài học nhận thức
- Bài học hành động

III. kết luận (0,25 điểm)
Nêu suy nghĩ của mình về vấn đề danh và thực.

Câu 3a. (5,0 điểm)
I. Mở bài (0,5 điểm)
   Giới thiệu vài nét về tá giả và tác phẩm:
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, tên tuổi của ông gắn liền với thi phẩm “Tây Tiến”. Bài thơ là nỗi nhớ lớn của tác giả về thiên nhên và con người. Bốn câu đầu thể hiện rõ nhất nội dung cũng như cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.
- Việt Bắc là bài
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thcshehe Hehe
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)