De thi

Chia sẻ bởi Đặng Hoàng Dương | Ngày 17/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: de thi thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

ĐỀ ÔN SỐ 18(v 5-6)
Câu 1 Phân biệt nghĩa của “ngọt” trong các trường hợp sau:
“Cam ngọt”, “canh ngọt”, “nói ngọt”, “dao sắc ngọt”, “rét ngọt”.
Câu 2 “Gà của cô Hoa có bộ lông màu mã tía, cổ bạnh, mào hạt đậu”.
Hãy xác định số lượng vị ngữ của câu trên theo những cách hiểu khác nhau. Tại sao có thể xác định được như vậy? (có hai cách hiểu khác nhau).
Câu 3 Chỉ ra từ dùng hay trong câu thơ sau và giải thích vì sao dùng từ như thế lại hay.
“Đồng quê chan chứa
Những lời chim ca”
(“Con chim chiền chiện” - tập đọc lớp 2)
Câu 4 Nêu sự khác nhau về nghĩa và về từ loại của “hay” trong các câu sau:
Học hay cày giỏi.
Anh đã hay tin gì chưa?
Mẹ đi hay con đi?
Câu 5 Nêu nghĩa và từ loại của ba từ cân trong câu 2 sau:
Bác bán cho tôi 5 cân gạo. Cân của bác cân đúng đấy chứ ạ ?
Câu 6 Hổ mang bò vào rừng.
Câu trên có thể hiểu theo hai cách khác nhau. Em hãy chỉ ra bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ và nêu nghĩa của câu theo hai cách hiểu đó. Giải thích vì sao có thể hiểu theo hai cách như vậy.
Câu 7 Cảnh bình minh nơi đâu cũng đẹp. Đó là khi mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn núi, những tia nắng dịu dàng, đã xuyên thủng màn sương bao phủ núi đồi. Đó là khi những tia nắng ban mai hình rẻ quạt bắt đầu chiếu rọi xuống làng xóm thanh bình. Đó là buổi hừng đông với những tia nắng hồng nhảy nhót trên mặt biển. Đó là khi tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn khắp phố phường.
Em đã từng được ngắm một cảnh bình minh như thế, hãy tả lại.
BTVN:
Bài 1:Tìm chủ ngữ có trong các câu sau:
Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận.
(Nguyễn Phan Hách, Đường đi Sa Pa)
Bài 2:Tìm ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau
Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.
(Vân Long, Qua những mùa hoa)
Bài 3:
Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa. Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái, cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào rào trên sân gạch. Mưa đồm độp trên phiến nứa, đập bùng bùng vào lòng lá chuối.
(Tô Hoài, Mua rào)
a/ Tìm các từ láy có trong đoạn văn trên.
b/ Nêu tác dụng của việc dùng từ láy có trong đoạn văn
Bài 4:: Đọc các dòng thơ sau:
“Ăn ở có trước có sau
Ăn nói lễ phép mai sau nên người
Từ ăn thú vị lắm cơ
Nói ăn mà vẫn biết là không ăn.”
Em hãy tìm năm từ phức trở lên có tiếng ăn mà có nghĩa không phải là ăn.(VD: ăn ở, ăn nói)
Bài 5: Đọc và nêu những điều em cảm nhận được qua đoạn thơ trong bài ca dao sau:
Con ong làm mật yêu hoa
Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời.
Con người muốn sống con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em. (Tiếng ru-Tố Hữu)
Bài 6: Phân biệt sự khác nhau về nghĩa của các từ:
“xấu xí” và “xấu xa”.
“nho nhỏ” và “nhỏ nhen”.
























Đề ôn số 18 (V5-6)
Bài 1:
Tìm chủ ngữ có trong các câu sau:
Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận.
(Nguyễn Phan Hách, Đường đi Sa Pa)
Bài 2:
Tìm ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau và chỉ ra những từ ngữ được thể hiện phép tu từ đó.
Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Hoàng Dương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)