Đề thi

Chia sẻ bởi Hồ Hồng Phúc | Ngày 10/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: Đề thi thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

Trường TH……………………………….
Họ và tên HS:……………………………
Lớp 5….
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2011-2012
Môn: Tiếng Việt 5 (Đọc hiểu và làm bài tập)
Ngày kiểm tra: Ngày 08 tháng 5 năm 2012
Thời gian làm bài: 35-40 phút


Điểm đọc
Lời phê

Đọc



Bài tập



Tổng



I/. Đọc thầm:
Tà áo dài Việt Nam
Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau. Tuy nhiên, với phong cách tế nhị, kín đáo, người phụ nữ Việt thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu (vàng mỡ gà, vàng chanh, hồng cánh sen, hồng đào, xanh hồ thủy, …).
Từ đầu thế kỉ XIX đến sau năm 1945, ở một số vùng, người ta mặc áo dài kể cả khi lao động nặng nhọc. Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Phổ biến hơn là áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trước may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải.
Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. Chiếc áo tân thời là sự kết kợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.
Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.
Theo TRẦN NGỌC THÊM
II/. Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Người phụ nữ Việt Nam xưa thường mặc chiếc áo dài bên ngoài có màu gì?
a. Màu mỡ gà.
b. Hồng cánh sen.
c. Thẫm màu.
d. Xanh hồ thủy.
Câu 2: Em hiểu nghĩa của: “Xanh hồ thủy” là xanh như thế nào?
a. Xanh dương. B. Xanh nhạt. c. Xanh biếc. d. Xanh lục.
Câu 3: Bài “Tà áo dài Việt Nam” thuộc chủ điểm nào?
Người công dân.
Những chủ nhân tương lai.
Nhớ nguồn.
Nam và nữ.
Câu 4: Em hãy nêu nội dung chính của bài:

Câu 5: Đồng nghĩa với “màu thẫm” là:
a. Màu trắng. b. Màu đen c. Màu xanh d. Màu đỏ
Câu 6: Trong câu “Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời.” dấu phẩy có tác dụng gì?
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
Còn tác dụng khác ngoài 3 tác dụng trên.
Câu 7: Câu nào dưới đây là câu ghép?
a. Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam
b. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.
c. Phụ nữ Việt Nam mặc chiếc áo dài, hình ảnh người phụ nữ đất nước ta như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.
d.. Từ đầu thế kỉ XIX đến sau năm 1945, ở một số vùng, người ta mặc áo dài kể cả khi lao động nặng nhọc.
Câu 8: Đâu là chủ ngữ trong câu sau: “Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời.”
Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền
Từ những năm 30 của thế kỉ XX
Chiếc áo dài cổ truyền
Chiếc áo dài
Câu 9: Dòng nào dưới đây có các từ in đậm nghiêng không phải là từ đồng âm?
mặc áo nhiều màu / ăn mặc luộm thuộm.
mảnh vải vụn / bạn Hà mảnh mai quá
ghép liền ở giữa sống lưng / sống dở chết dở
vạt áo trước / cha vạt nhọn cây tre
10. Từ ngữ: “y phục” thuộc loại nào dưới đây em đã học:
Đại từ
Danh từ
Động từ
Tính từ
II
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Hồng Phúc
Dung lượng: 838,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)