De thi 11

Chia sẻ bởi Bùi Duy Hưng | Ngày 26/04/2019 | 53

Chia sẻ tài liệu: de thi 11 thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG
TỔ: VĂN
MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1- NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Thời gian làm bài: 90 phút

Đề bài:
Hãy phát biểu ý kiến của anh(chị) về mục đích học tập do UNESCO đề xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.




















TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG
TỔ: VĂN
MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1- NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Thời gian làm bài: 90 phút

Đề bài:
Hãy phát biểu ý kiến của anh(chị) về mục đích học tập do UNESCO đề xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.







ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM BÀI VIẾT SỐ 1-NGỮ VĂN 12.

A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
I. Yêu cầu về kĩ năng:
HS nắm được cách làm bài văn nghị luận,,, vận dụng các thao tác lập luận đã học để giải quyết vấn đề nghị luận.
Nêu được các luận điểm, luận cứ then chốt và trình bày có hệ thống.
Lời văn rõ ràng, trong sáng.

II. Yêu cầu về nội dung
1.HS cần xác định được vấn đề nghị luận: Mục đích học tập do Unesco đề xướng.
2. Các ý cơ bản cần đạt:
2.1. Giải thích vấn đề nghị luận.
Học là hoạt động tiếp thu, chiếm lĩnh tri thức.; có nhiều hình thức học tập.
Học để biết: học để có được kiến thức, hiểu biết. Không ai bẩm sinh đã hiểu biết mọi điều trong cuộc sống. Học tập là cách tốt nhất để bù đắp, khỏa lấp những lỗ hổng trong nhận thức. Nếu không học tập => lạc hậu, kém hiểu biết.
Học để làm: kiến thức mình tiếp thu được phải được ứng dụng vào cuộc sống, biết kết hợp “học đi đôi với hành” nếu không học sẽ vô ích.
Học để chung sống: tức là học để thích nghi với mọi hoàn cảnh, vượt qua mọi trở ngại trong cuộc đời, hòa hợp với mọi người xung quanh.
Học để tự khẳng định bản thân: biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn,biết thích nghi với hoàn cảnh thì thành công sẽ đến => giá trị bản thân được xác định, được thừa nhận.
2.2 Ý nghĩa của mục đích học tập do Unesco đề xướng.
Học tập là động lực, là mục tiêu, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động tu dưỡng, rèn luyện.
Chỉ khi ý thức được việc học, chúng ta mới biết nhiều, mới thành công, tự tin vào bản thân…
Không xác định đúng mục đích học tập=> tác hại vô cùng to lớn…
Cần tuyên truyền, giáo dục người học có định hướng học tập đúng đắn…
B. BIỂU ĐIỂM.
9-10 đ : Đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên; bố cục chặt chẽ, luận điểm rõ ràng; có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả và diễn đạt;
7- 8 đ : Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, kiến thức chắc, lập luận khá, có thể mắc lỗi nhỏ về chính tả và diễn đạt.
5-6 đ : Hiểu đề, ý chưa sâu, diễn đạt thiếu mạch lạc.
3-4 đ: bài viết lúng túng, diễn đạt yếu, nhiều lỗi chính tả…
1-2 đ : Lạc đề, bài viết qua loa chiếu lệ.
0đ : bài để giấy trắng hoặc xuyên tạc nội dung.
( GV cần có sự linh hoạt khi chấm điểm; khuyến khích các bài viết sáng tạo, có thể không giống như đáp án định hướng)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Duy Hưng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)