De th GVG Van
Chia sẻ bởi Vũ Văn Hiệp |
Ngày 11/10/2018 |
19
Chia sẻ tài liệu: De th GVG Van thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Phòng giáo dục - đào tạo sơn động
đề thi giáo viên giỏi cấp huyện
Năm học 200........
Môn ngữ văn
(Thời gian: 120 phút)
Câu 1.(1điểm)
Hãy xác định kiểu câu trong câu sau đây?
Hắn định nghĩa để Từ hiểu.
Câu 2.(1điểm)
Chỉ ra các câu hỏi tu từ trong đoạn thơ sau của nhà thơ Tố Hữu, và cho biết ý nghĩa của các câu hỏi tu từ này?.
“Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm đông
Thịt da em hay là sắt là đồng ?.”
Câu 3.(2điểm)
Cảm nhận cái hay, cái đẹp về đoạn thơ sau của nhà thơ Phạm Tiến Duật ?
“ Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Đông với Tây một dải rừng liền”.
Câu 4. (1điểm)
Trong bài Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết :
"Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa."
Kết thúc bài Viếng lăng Bác, Viễn Phương viết :
"Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác."
Hai bài thơ của hai tác giả viết đề tài khác nhau nhưng chung một tư tưởng. Hãy chỉ ra cái giống và khác nhau?.
Câu 5. (5 điểm)
Đồng chí hãy phân tích bài thơ “ Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu.
-------------------------------------------------
Hướng dẫn chấm thi giáo viên giỏi cấp huyện
Năm học 2008-2009
Môn ngữ văn
Câu 1.
- Câu có hai kết cấu chủ – vị: Hắn / định nghĩa , Từ/ hiểu. Hai kết cấu chủ vị không bao hàm lẫn nhau đây là câu ghép. ( 0,5 điểm )
- Hai vế câu có một vế chính: Hắn định nghĩa, và vế phụ: Từ hiểu. Hai vế nối với nhau quan hệ từ : (để). Đây là câu ghép chính phụ chỉ mục đích. ( 0,5 điểm )
Câu 2.
- Trong đoạn thơ có 6 câu hỏi tu từ. ( 0,25 điểm )
- Câu hỏi 1 là câu hỏi chung có tính chất đặt vấn đề nhằm gợi lên sự suy tưởng trong lòng người đọc về nhân vật em ( tức chị Trần Thị Lí ). Các câu hỏi tu từ tiếp theo cụ thể hoá cho câu hỏi 1. Mỗi câu hỏi tác giả đưa ra 2 đặc điểm của nhân vật: một bình thường và một phi thường. Nó có tác dụng gợi ra cho người đọc những suy tưởng về phẩm chất anh hùng, phi thường trong con người chị Trần Thị Lí. Đây cũng là phẩm chất của người cộng sản, của người Việt Nam: Trong cái bình thường có cái phi thường, cái vĩ đại. ( 0,75 điểm )
Câu 3.
- Hai câu đầu nói về cái “khác” của tự nhiên, của thời tiết ở “một dãy núi” trên con đường chiến lược Trường Sơn thời kì đánh Mĩ. Cũng là mây trời nhưng là “hai màu
đề thi giáo viên giỏi cấp huyện
Năm học 200........
Môn ngữ văn
(Thời gian: 120 phút)
Câu 1.(1điểm)
Hãy xác định kiểu câu trong câu sau đây?
Hắn định nghĩa để Từ hiểu.
Câu 2.(1điểm)
Chỉ ra các câu hỏi tu từ trong đoạn thơ sau của nhà thơ Tố Hữu, và cho biết ý nghĩa của các câu hỏi tu từ này?.
“Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm đông
Thịt da em hay là sắt là đồng ?.”
Câu 3.(2điểm)
Cảm nhận cái hay, cái đẹp về đoạn thơ sau của nhà thơ Phạm Tiến Duật ?
“ Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Đông với Tây một dải rừng liền”.
Câu 4. (1điểm)
Trong bài Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết :
"Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa."
Kết thúc bài Viếng lăng Bác, Viễn Phương viết :
"Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác."
Hai bài thơ của hai tác giả viết đề tài khác nhau nhưng chung một tư tưởng. Hãy chỉ ra cái giống và khác nhau?.
Câu 5. (5 điểm)
Đồng chí hãy phân tích bài thơ “ Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu.
-------------------------------------------------
Hướng dẫn chấm thi giáo viên giỏi cấp huyện
Năm học 2008-2009
Môn ngữ văn
Câu 1.
- Câu có hai kết cấu chủ – vị: Hắn / định nghĩa , Từ/ hiểu. Hai kết cấu chủ vị không bao hàm lẫn nhau đây là câu ghép. ( 0,5 điểm )
- Hai vế câu có một vế chính: Hắn định nghĩa, và vế phụ: Từ hiểu. Hai vế nối với nhau quan hệ từ : (để). Đây là câu ghép chính phụ chỉ mục đích. ( 0,5 điểm )
Câu 2.
- Trong đoạn thơ có 6 câu hỏi tu từ. ( 0,25 điểm )
- Câu hỏi 1 là câu hỏi chung có tính chất đặt vấn đề nhằm gợi lên sự suy tưởng trong lòng người đọc về nhân vật em ( tức chị Trần Thị Lí ). Các câu hỏi tu từ tiếp theo cụ thể hoá cho câu hỏi 1. Mỗi câu hỏi tác giả đưa ra 2 đặc điểm của nhân vật: một bình thường và một phi thường. Nó có tác dụng gợi ra cho người đọc những suy tưởng về phẩm chất anh hùng, phi thường trong con người chị Trần Thị Lí. Đây cũng là phẩm chất của người cộng sản, của người Việt Nam: Trong cái bình thường có cái phi thường, cái vĩ đại. ( 0,75 điểm )
Câu 3.
- Hai câu đầu nói về cái “khác” của tự nhiên, của thời tiết ở “một dãy núi” trên con đường chiến lược Trường Sơn thời kì đánh Mĩ. Cũng là mây trời nhưng là “hai màu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Văn Hiệp
Dung lượng: 43,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)