De tai thuoc pham vi lich su
Chia sẻ bởi Trần Thanh Bình |
Ngày 26/04/2019 |
78
Chia sẻ tài liệu: de tai thuoc pham vi lich su thuộc Lịch sử
Nội dung tài liệu:
MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài :
Ngày nay, bất kỳ một quốc gia nào đang khi theo đuổi những lợi ích kinh tế thì cũng không thể lãng quên một chân lý đơn giản: “ Của cải đích thực của một quốc gia là con người của quốc gia đó; và mục đích của phát triển là để tạo ra môi trường thuận lợi cho phép con người được hưởng cuộc sống lâu dài, mạnh khoẻ và sáng tạo”.(1) Chính con người - với tiềm năng tri thức và năng lực chuyên môn, có khả năng lao động sáng tạo đang thực sự trở thành nguồn lực mạnh mẽ, quyết định thành công sự lớn mạnh của đất nước. Thực tế đã cho thấy vai trò nguồn nhân lực trong sự phát triển thần kỳ của một số nước ở khu vực Đông á và càng trở nên đặc biệt quan trọng đối với những quốc gia còn nghèo, thiếu vốn đầu tư và còn lạc hậu về kỹ thuật - công nghệ như ở Việt Nam. Do đó, việc giáo dục-đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh hiện nay đã trở thành vấn đề mang tính chiến lược, nó góp phần nâng cao trí tuệ của dân tộc, nắm bắt và tiếp thu được những tri thức mới của nhân loại, tránh khỏi nguy cơ tụt hậu về chất xám, về kinh tế-xã hội. Nhận thức rõ điều này, trong sự nghiệp CNH-HĐH Đảng ta luôn chú trọng đến nguồn lực con người, nhất là vai trò của giáo dục và đào tạo, nghĩa là phải ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo để ngành này đi trước một bước so với mức độ phát triển kinh tế-xã hội hiện có, để có thể đóng vai trò là cơ sở và động lực chủ yếu, hàng đầu đối với sự phát triển của đất nước. Văn kiện Đại hội VIII của Đảng chỉ rõ: ‘Phương hướng chung của lĩnh vực GD-ĐT 5 năm tới là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH”. (2)
Sau những năm đổi mới cùng với sự phát triển chung của cả nước, Tỉnh Ninh Thuận đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, xã hội. Tuy nhiên hiện nay Ninh Thuận còn đứng trước những khó khăn, thách thức: trình độ dân trí còn thấp, nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH. Nhân lực đóng vai trò quyết định trong quá trình CNH-HĐH nhưng thực trạng tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp nhiều so với cả nước. Tình trạng thất nghiệp ở thành thị, thiếu việc làm ở nông thôn còn ở mức cao. Sự tụt hậu về mặt kinh tế, xã hội của Ninh
__________________________________________________
(1) UNDP - Báo cáo phát triển con người năm 1990.
(2) Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXBCTQG, HN, 1996. Tr. 107.
Thuận so với các tỉnh trong cả nước do nhiều nguyên nhân trong đó có phần hết sức quan trọng là nguồn nhân lực ở đây tuy đông về số lượng, song còn hạn chế về chất lượng và không đồng bộ. Nếu không sớm có giải pháp mạnh mẽ, hiệu quả hơn trong việc giáo dục và đào tạo thì Ninh Thuận khó đuổi kịp các tỉnh khác trong cả nước. Với ý nghĩa đó tôi chọn đề tài: “ Đảng bộ Ninh Thuận lãnh đạo công tác giáo dục - đào tạ
I. Lý do chọn đề tài :
Ngày nay, bất kỳ một quốc gia nào đang khi theo đuổi những lợi ích kinh tế thì cũng không thể lãng quên một chân lý đơn giản: “ Của cải đích thực của một quốc gia là con người của quốc gia đó; và mục đích của phát triển là để tạo ra môi trường thuận lợi cho phép con người được hưởng cuộc sống lâu dài, mạnh khoẻ và sáng tạo”.(1) Chính con người - với tiềm năng tri thức và năng lực chuyên môn, có khả năng lao động sáng tạo đang thực sự trở thành nguồn lực mạnh mẽ, quyết định thành công sự lớn mạnh của đất nước. Thực tế đã cho thấy vai trò nguồn nhân lực trong sự phát triển thần kỳ của một số nước ở khu vực Đông á và càng trở nên đặc biệt quan trọng đối với những quốc gia còn nghèo, thiếu vốn đầu tư và còn lạc hậu về kỹ thuật - công nghệ như ở Việt Nam. Do đó, việc giáo dục-đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh hiện nay đã trở thành vấn đề mang tính chiến lược, nó góp phần nâng cao trí tuệ của dân tộc, nắm bắt và tiếp thu được những tri thức mới của nhân loại, tránh khỏi nguy cơ tụt hậu về chất xám, về kinh tế-xã hội. Nhận thức rõ điều này, trong sự nghiệp CNH-HĐH Đảng ta luôn chú trọng đến nguồn lực con người, nhất là vai trò của giáo dục và đào tạo, nghĩa là phải ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo để ngành này đi trước một bước so với mức độ phát triển kinh tế-xã hội hiện có, để có thể đóng vai trò là cơ sở và động lực chủ yếu, hàng đầu đối với sự phát triển của đất nước. Văn kiện Đại hội VIII của Đảng chỉ rõ: ‘Phương hướng chung của lĩnh vực GD-ĐT 5 năm tới là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH”. (2)
Sau những năm đổi mới cùng với sự phát triển chung của cả nước, Tỉnh Ninh Thuận đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, xã hội. Tuy nhiên hiện nay Ninh Thuận còn đứng trước những khó khăn, thách thức: trình độ dân trí còn thấp, nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH. Nhân lực đóng vai trò quyết định trong quá trình CNH-HĐH nhưng thực trạng tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp nhiều so với cả nước. Tình trạng thất nghiệp ở thành thị, thiếu việc làm ở nông thôn còn ở mức cao. Sự tụt hậu về mặt kinh tế, xã hội của Ninh
__________________________________________________
(1) UNDP - Báo cáo phát triển con người năm 1990.
(2) Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXBCTQG, HN, 1996. Tr. 107.
Thuận so với các tỉnh trong cả nước do nhiều nguyên nhân trong đó có phần hết sức quan trọng là nguồn nhân lực ở đây tuy đông về số lượng, song còn hạn chế về chất lượng và không đồng bộ. Nếu không sớm có giải pháp mạnh mẽ, hiệu quả hơn trong việc giáo dục và đào tạo thì Ninh Thuận khó đuổi kịp các tỉnh khác trong cả nước. Với ý nghĩa đó tôi chọn đề tài: “ Đảng bộ Ninh Thuận lãnh đạo công tác giáo dục - đào tạ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thanh Bình
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)