Đề tài nghiên cứu khoa học Lịch Sử
Chia sẻ bởi Triệu Kim Duy |
Ngày 27/04/2019 |
62
Chia sẻ tài liệu: Đề tài nghiên cứu khoa học Lịch Sử thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
LỜI NÓI ĐẦU
Trong lịch sử phát triển xã hội Việt Nam thì giáo dục giữ vai trò vô cùng quan trọng. Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, là những người kế tục và phát huy sự tiến bộ. Mục tiêu của giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và tay nghề, có năng lực, phẩm chất, tự chủ, năng động và sáng tạo. Nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng hoàn thiện và có năng lực, chuyên môn sâu, ý thức và có khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế nhiều thành phần, đặt biệt là đào tạo ra những con người có khả năng sư phạm để tiếp tục sự nghiệp giáo dục của cha ông chúng ta.
Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng là nơi giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh Sóc Trăng. Do đó, ngoài việc cung cấp cho những sinh viên có kiến thức về chuyên môn, những kiến thức sư phạm thì việc hướng dẫn sinh viên thực tập sư phạm là một phương pháp thiết thực nhằm tạo cho sinh viên nền tảng vững chắc trước khi bước vào thực tiễn giảng dạy ở các trường phổ thông.
Trong thời gian thực tập, nhất là trong thời gian em đã gặp rất nhiều khó khăn và bỡ ngỡ trước những mới lạ và điểm khác so với môi trường mà mình đã được đào tạo, có những mặt đòi hỏi sự phấn đấu và nỗ lực của bản than và sự trợ giúp của Thầy Cô và đồng nghiệp. Nhưng dưới sự hướng dẫn của Thầy Phan Huy Hiền - Giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng, giáo viên hướng dẫn chuyên môn cô Nguyễn Thị Cẩm Như cùng một số thầy cô trong trường THCS Pô Thi, em đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm và bài học cho bản thân, mặc dù chưa được nhiều nhưng đó chính là nền tảng giúp em tự tin hơn khi đứng trên bụt giảng và là động lực giúp em tự tin hơn trong lần thực tập năm III và trong sự nghiệp giảng dạy sau này.
Đây là lần đầu tiên được thực tập sư phạm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong các Thầy, Cô bỏ qua những thiếu sót và đóng góp nhiều ý kiến để em có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của một người giáo viên tập sự và trong công tác giảng dạy của em sau này được tốt hơn.
A. PHẦN CHUNG
1. Lí do chọn đề tài
Trong sách giáo khoa lịch sử hiện nay kiến thức lịch sử không chỉ tập trung ở kênh chữ mà còn cả ở kênh hình. Như vậy kênh hình trong dạy học lịch sử hiện nay không chỉ được sử dụng giới hạn ở việc minh hoạ cho nội dung bài học mà là một trong những nguồn cung cấp kiến thức lịch sử quan trong cho học sinh.
Do đó, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nói riêng đã được đề cập và đặt ra trong thực tiễn trong suốt nhiều năm gần đây và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, quản lí giáo dục cũng như các giáo viên trực tiếp đứng lớp. Tất cả đều khẳng định phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh.
Trong dạy học lịch sử, khai thác và sử dụng kênh hình là biện pháp quan trong tích cực để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, gây hứng thú học tập hơn cho học sinh. Đối với giáo viên khai thác sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa, không chỉ làm cho bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn mà còn góp phần quan trong trong việc tạo biểu tượng, hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh; phát triển ở học sinh kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ; giáo dục tư tưởng cảm xúc, cảm nghĩ ở học sinh. Đối với học sinh thông qua “làm việc” với bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ các em sẽ hiểu sâu sắc hơn bản chất của sự kiện lịch sử, nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội, nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hỉnh ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ là hình ảnh thu nhận bằng trực quan
Tuy nhiên vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để phát huy nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, phát huy tính tích cực học tập của học sinh, đó là một trong những vấn đề đòi hỏi các nhà giáo dục hiện nay cần thực hiện để đạt hiệu quả cao. Vấn đề đặt ra là sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.
Mặc dù việc khai thác sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa là biện pháp quan
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Triệu Kim Duy
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)