đề tài nghiên cứu kh luật chính tả

Chia sẻ bởi Nguyễn Thu Hùng | Ngày 27/04/2019 | 128

Chia sẻ tài liệu: đề tài nghiên cứu kh luật chính tả thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

MỤC LỤC
Phần 1: Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4. Giả thuyết khoa học
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Phạm vi nghiên cứu
7. Phương pháp nghiên cứu
8. Cấu trúc đề tài
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận.
1.1.1. Chữ quốc ngữ, nguyên tắc xây dựng chữ quốc ngữ và những bất hợp lý trong chữ quốc ngữ.
1.1.2 Vấn đề chính tả và luật chính tả.
1.2 Cơ sở thực tiễn.
1.2.1. Khảo sát việc dạy học luật chính tả ở Tiểu học trong chương trình SGK sau năm 2000.
1.2.2. Khảo sát chương trình dạy học luật chính tả ở Tiếng Việt 1 theo công nghệ giáo dục.
1.2.3. Một số lỗi chính tả thường gặp của học sinh.
1.2.4. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh dùng sai chính tả
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC LUẬT CHÍNH TẢ TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
2.1. Luyện phát âm.
2.2. Phân tích, so sánh.
2.3. Giải nghĩa từ.
2.4. Ghi nhớ mẹo luật chính tả.
2.5. Thực hành chính tả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm.
3.2. Đối tượng thực nghiệm.
3.3. Khái quát quá trình thực nghiệm.
3.4. Nội dung thực nghiệm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1 Kết luận.
2 Kiến nghị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói rằng: “Vì sự nghiệp 10 năm trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm trồng người”. Câu nói đầy triết lý đó của Người như một lời dặn dò, một lời chỉ bảo, một sự vạch lối chỉ đường cho tương lai, cho sự suy tồn của đất nước, của quốc gia dân tộc. Ở đâu và trong bất kỳ thời đại nào cũng đều cần những vị anh minh, những con người tài đức vẹn toàn để họ cống hiến cho xã tắc.
Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta đã thấm nhuần, đã tiếp thu tư tưởng đó của Người, đã nâng sự nghiệp trồng người - sự nghiệp giáo dục lên thành quốc sách hàng đầu, là nền móng, là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của đất nước! Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng, là nhân tố chìa khoá, là động lực thúc đấy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi giáo dục là “quốc sách hàng đầu”.
Hệ thống giáo dục ở nước ta được chia thành các cấp học, bắt đầu từ nhà trẻ, rồi đến Mầm non, tiếp đó là Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung cấp - Cao đẳng - Đại học và sau đại học. Trong mỗi cấp học lại chia thành các khối, trong mỗi khối lại chia thành các lớp khác nhau tuỳ theo số lượng học sinh. Trong hệ thống giáo dục thì cấp 1 - cấp Tiểu học là cấp quan trọng nhất, là nền tảng cho các cấp học khác đồng thời cũng là nền tảng cho sự phát triển tư duy và nhân cách mỗi người sau này.
Theo luật Phổ cập giáo dục Tiểu học nước CHXHCN Việt Nam năm 1991 thì giáo dục Tiểu học là điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu để đào tạo trẻ em trở thành những công dân tốt của đất nước.
Điều 2 bộ luật này quy định: “Giáo dục Tiểu học phải đảm bảo cho học sinh nắm vững các kỹ năng: Nói; đọc; viết; tính toán; có những hiểu biết về tự nhiên xã hội và con người; có lòng nhân ái; hiếu thảo với ông bà cha mẹ; yêu quý anh chị em, kính trọng thầy giáo, cô giáo, lễ phép với người lớn tuổi, giúp đỡ bạn bè, các em nhỏ, yêu lao động, có kỷ luật, có nếp sống văn hoá, có thói quen rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh, yêu quê hương đất nước, yêu hoà bình”. Như vậy, điều luật trên cho chúng ta thấy rõ nhiệm vụ của giáo dục bậc Tiểu học. Giáo dục Tiểu học vừa phải dạy các em tiếp thu kiến thức, vừa phải dạy các em cách làm người. Cái gốc, cái nền tảng của sự phát triển tư duy và nhân cách bắt nguồn từ bậc giáo dục Tiểu học.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thu Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)