Đề tài Lịch sử THCS (1)
Chia sẻ bởi Trần Quốc Thành |
Ngày 27/04/2019 |
44
Chia sẻ tài liệu: Đề tài Lịch sử THCS (1) thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
ĐỀ TÀI KHOA HỌC
BƯỚC ĐẦU
THỬ NGHIỆM VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
GIỜ THẢO LUẬN Ở CÁC HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM
CHƯƠNG TRÌNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN THCS
Tác giả đề tài: Bùi Thị Lan
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
a. Cơ sở lý luận:
Tính hệ thống của chương trình:
Kiến thức lịch sử cơ bản không phải là những sự kiện đơn lẻ mà bao gồm một hệ thống những hiểu biết cần thiết về các sự kiện cụ thể, niên đại, nhân vật, nguyên lý…
Đối với môn lịch sử nói chung và các học phần lịch sử Việt nam nói riêng, học sinh cần nắm rõ những giai đoạn kế tiếp nhau. Qua đó, nêu được nội dung chủ yếu và mối quan hệ giữa các giai đoạn. Không có cái nhìn bao quát chung sẽ không hiểu được bối cảnh lịch sử, tiền đề, điều kiện, mối quan hệ nhân quả của các sự kiện đang học mà chỉ nắm sự kiện một cách rời rạc.
Vì vậy, muốn học sinh nắm chắc kiến thức lịch sử người giáo viên phải giúp học sinh hệ thống được chương trình.
Lý luận dạy học nói chung:
Phương pháp dạy học lịch sử là một khoa học. Nó nghiên cứu và phát triển quy luật của quá trình dạy học lịch sử. Từ thực tiễn của việc dạy học lịch sử hiện nay và những thành tựu của lý luận dạy học hiện đại, việc phát hiện những quy luật của quá trình dạy học lịch sử dựa trên cở sở khách quan của những mối quan hệ giữa việc giáo dưỡng – giáo dục và phát triển tư duy của học sinh. Cốt lõi của quá trình dạy học là việc tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh theo những nguyên tắc khoa học giáo dục.
Đối với sinh viên Cao đẳng sư phạm, ngoài giờ học trên lớp quá trình nhận thức còn được tiếp tục ở những giờ tự học. Vì vậy, giáo viên cần có sự hướng dẫn để hoạt động nhận thức trong giờ tự học có hiệu quả hơn.
Những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt nam (1986) đã coi Giáo dục – đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu.Đại hội cũng đề cập đến vấn đề cải tiến chất lượng dạy học, bồi dưỡng nguồn lực con người.
Nghị quyết T.Ư. 2 của Đảng (1998) cũng đã dành riêng chủ đề về Giáo dục –Đaò tạo.
Từ đó vấn đề dạy học ngày càng được sự quan tâm của các cấp, các ngành. Các bộ môn khoa học xã hội trước đây bị xem nhẹ, dần dần được đề cao để tránh sự học lệch của học sinh.Càng ngày vấn đề giáo dục càng được yêu cầu đào tạo toàn diện.
Năm 1996 Hội giáo dục lịch sử-Khoa sử Đại học quốc gia Hà nội-Trung tâm nội dung phương pháp thuộc Viện khoa học giáo dục cũng đã tổ chức hội thảo về “Đổi mới dạy học lịch sử lấy học sinh làm trung tâm”.Thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử là chúng ta đã góp phần vào việc thực hiện đường lối của Đảng trong chiến lược phát triển đất nước lấy con người làm trung tâm.
b. Cơ sở thực tiễn:
Thực tiễn dạy học lịch sử trong những năm gần đây:
Trong hơn 15 năm công tác trong ngành giáo dục,tại trường chuyên nghiệp,tôi đã chứng kiến nhiều hội nghị,nhiều biện pháp được đưa ra để nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Như Hội thảo khoa học,Hội nghị nghiên cứu khoa học,các phong trào thao giảng,dự giờ,thi giáo viên giỏi, khen thưởng giáo viên và học sinh xuất sắc…
Những việc làm đó giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn,tạo cho học sinh có ý thức phấn đấu, nhưng thực tế nhà trường chưa có hội nghị khoa học bàn về việc đổi mới phương pháp dạy học.Đặc biệt là vấn đề tự học, tự nghiên cứu của học sinh sinh viên. Trong xu thế giáo dục hiện nay,nhiều tác giả nghiên cứu về giáo dục cho rằng nên sử dụng phương pháp “học sinh nói nhiều giáo viên nói ít”. Theo tôi để thực hiện phương châm đó, cần có biện pháp để các em tự nghiên cứu nhiều hơn.
Về phân phối chương trình:
Một thực tế nữa là bộ môn lịch sử Việt nam ở chương trình đào tạo giáo viên T.H.C.S. trình độ C.Đ.S.P. là một môn chuyên ngành nhưng thời gian dành cho nó rất ít. Ví dụ: Năm thứ nhất, học kì I, lớp sử- giáo dục công dân có 28 đơn vị học trình nhưng chỉ có 2 học trình phần lịch sử thế giới (không có lịch sử Việt nam). Học kì II
BƯỚC ĐẦU
THỬ NGHIỆM VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
GIỜ THẢO LUẬN Ở CÁC HỌC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM
CHƯƠNG TRÌNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN THCS
Tác giả đề tài: Bùi Thị Lan
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
a. Cơ sở lý luận:
Tính hệ thống của chương trình:
Kiến thức lịch sử cơ bản không phải là những sự kiện đơn lẻ mà bao gồm một hệ thống những hiểu biết cần thiết về các sự kiện cụ thể, niên đại, nhân vật, nguyên lý…
Đối với môn lịch sử nói chung và các học phần lịch sử Việt nam nói riêng, học sinh cần nắm rõ những giai đoạn kế tiếp nhau. Qua đó, nêu được nội dung chủ yếu và mối quan hệ giữa các giai đoạn. Không có cái nhìn bao quát chung sẽ không hiểu được bối cảnh lịch sử, tiền đề, điều kiện, mối quan hệ nhân quả của các sự kiện đang học mà chỉ nắm sự kiện một cách rời rạc.
Vì vậy, muốn học sinh nắm chắc kiến thức lịch sử người giáo viên phải giúp học sinh hệ thống được chương trình.
Lý luận dạy học nói chung:
Phương pháp dạy học lịch sử là một khoa học. Nó nghiên cứu và phát triển quy luật của quá trình dạy học lịch sử. Từ thực tiễn của việc dạy học lịch sử hiện nay và những thành tựu của lý luận dạy học hiện đại, việc phát hiện những quy luật của quá trình dạy học lịch sử dựa trên cở sở khách quan của những mối quan hệ giữa việc giáo dưỡng – giáo dục và phát triển tư duy của học sinh. Cốt lõi của quá trình dạy học là việc tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh theo những nguyên tắc khoa học giáo dục.
Đối với sinh viên Cao đẳng sư phạm, ngoài giờ học trên lớp quá trình nhận thức còn được tiếp tục ở những giờ tự học. Vì vậy, giáo viên cần có sự hướng dẫn để hoạt động nhận thức trong giờ tự học có hiệu quả hơn.
Những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt nam (1986) đã coi Giáo dục – đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu.Đại hội cũng đề cập đến vấn đề cải tiến chất lượng dạy học, bồi dưỡng nguồn lực con người.
Nghị quyết T.Ư. 2 của Đảng (1998) cũng đã dành riêng chủ đề về Giáo dục –Đaò tạo.
Từ đó vấn đề dạy học ngày càng được sự quan tâm của các cấp, các ngành. Các bộ môn khoa học xã hội trước đây bị xem nhẹ, dần dần được đề cao để tránh sự học lệch của học sinh.Càng ngày vấn đề giáo dục càng được yêu cầu đào tạo toàn diện.
Năm 1996 Hội giáo dục lịch sử-Khoa sử Đại học quốc gia Hà nội-Trung tâm nội dung phương pháp thuộc Viện khoa học giáo dục cũng đã tổ chức hội thảo về “Đổi mới dạy học lịch sử lấy học sinh làm trung tâm”.Thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử là chúng ta đã góp phần vào việc thực hiện đường lối của Đảng trong chiến lược phát triển đất nước lấy con người làm trung tâm.
b. Cơ sở thực tiễn:
Thực tiễn dạy học lịch sử trong những năm gần đây:
Trong hơn 15 năm công tác trong ngành giáo dục,tại trường chuyên nghiệp,tôi đã chứng kiến nhiều hội nghị,nhiều biện pháp được đưa ra để nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Như Hội thảo khoa học,Hội nghị nghiên cứu khoa học,các phong trào thao giảng,dự giờ,thi giáo viên giỏi, khen thưởng giáo viên và học sinh xuất sắc…
Những việc làm đó giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn,tạo cho học sinh có ý thức phấn đấu, nhưng thực tế nhà trường chưa có hội nghị khoa học bàn về việc đổi mới phương pháp dạy học.Đặc biệt là vấn đề tự học, tự nghiên cứu của học sinh sinh viên. Trong xu thế giáo dục hiện nay,nhiều tác giả nghiên cứu về giáo dục cho rằng nên sử dụng phương pháp “học sinh nói nhiều giáo viên nói ít”. Theo tôi để thực hiện phương châm đó, cần có biện pháp để các em tự nghiên cứu nhiều hơn.
Về phân phối chương trình:
Một thực tế nữa là bộ môn lịch sử Việt nam ở chương trình đào tạo giáo viên T.H.C.S. trình độ C.Đ.S.P. là một môn chuyên ngành nhưng thời gian dành cho nó rất ít. Ví dụ: Năm thứ nhất, học kì I, lớp sử- giáo dục công dân có 28 đơn vị học trình nhưng chỉ có 2 học trình phần lịch sử thế giới (không có lịch sử Việt nam). Học kì II
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Quốc Thành
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)