ĐÊ SỬ 8 KỲ II 12-13
Chia sẻ bởi Nguyễn Đắc Chí |
Ngày 17/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: ĐÊ SỬ 8 KỲ II 12-13 thuộc Lịch sử 8
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD-ĐT CAM LỘ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN LỊCH SỬ - LỚP 8
NĂM HỌC 2012- 2013
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: ( 2.5 điểm) :
Trình bày nguyên nhân, mục đích thực dân Pháp xâm lược Việt Nam ?
Câu 2 ( 3.0 điểm):
Trình bày tóm tắt nguyên nhân, diễn biến của cuộc nghĩa Yên Thế và làm rõ nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa này.
Câu 3 (4.5 điểm):
Trình bày những chuyển biến trong xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp và nêu nhận xét.
--------------------------------
PHÒNG GD-ĐT CAM LỘ
HƯỚNG DẪN
CHẤM MÔN LỊCH SỬ LỚP 8 - KỲ II
Năm học 2012-2013
Câu
Nội dung
Điểm
1
2,5 đ
* Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam:
- Vào giữa thế kỉ XIX nền kinh tế các nước Pháp phát triển mạnh nhu cầu về thị trường tiêu thụ hàng hóa và cung cấp nguyên vật liệu càng trở nên cấp thiết.
- Việt Nam nằm trong khu vực có vị trí chiến lược quan trọng.
- Nước ta có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nhân lực đông.
- Chính quyền phong kiến mục nát, đã thi hành chính sách nọi trị ngoại giao lỗi thời.
* Mục đích:
- Tìm thị trường để tiêu thụ hàng hóa và cung cấp nguyên vật liệu cho công nghiệp Pháp.
- Vơ vét tài sản và bốc lột sức lao động
0.75
0.25
0.25
0.25
0.5
0.5
2
3 đ
* Nguyên nhân:
- Kinh tế sa sút, đời sống nhân dân đồng bằng Bắc Kì gặp nhiều khó khăn. Một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế.
- Khi Pháp thi hành chính sách bình định cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.
* Diễn biến:
- Giai đoạn từ 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng lẽ dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Đề Nắm.
- Giai đoạn từ 1893-1908, nghĩa quân vừa xây dựng cơ sở vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám.
- Giai đoạn từ 1909-1913, Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần. Ngày 10/2/1913, Đề Thám bị sát hại. Phong trào tan rã.
* Nguyên nhân thất bại:
- Lúc này Pháp còn mạnh lại câu kết với chế độ phong kiến...
- Lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu.
- Cách thức tổ chức và lãnh đạo còn nhiều hạn chế...
0.25
0.25
0.5
0.5
0.5
0.25
0.25
0.5
3
4,5 đ
* Những chuyển biến trong xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa ...
- Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp, (tuy vậy vẫn có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.)
- Giai cấp nông dân chiếm đa số bị áp bức bóc lột nặng nề, (một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm thuê trong các nhà máy, hầm mỏ). Họ sẳn sàng hưởng ứng và tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc
- Tầng lớp tư sản đã xuất hiện có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ hãng buôn...bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép.
- Tiểu tư sản thành thị bao gồm chủ các xưởng thủ công, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp...
- Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân làm việc trong các đồn điền hầm mỏ... Đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống
* Nhận xét:
Xã hội Việt Nam xuất hiện nhiều gai cấp, tầng lớp mới và có sự phân hóa sâu sắc sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp..
0.75
0.75
0.75
0.75
0.75
0.75
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đắc Chí
Dung lượng: 49,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)