Đề số 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Tiến Dũng | Ngày 18/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: Đề số 9 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

đề số 9
Môn: Ngữ văn lớp 6
I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: “Bức tranh của em gái tôi” được Tạ Duy Anh kể ở ngôi thứ mấy?
Ngôi thứ nhất.
Ngôi thứ hai.
Ngôi thứ ba.
Không theo ngôi kể nào.
Câu 2: Phương thức biểu đạt của văn bản “Vượt thác” là gì?
Miêu tả kết hợp nghị luận.
Tự sự kết hợp miêu tả.
Biểu cảm kết hợp tự sự.
Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
Câu 3: Văn bản “Đêm nay Bác không ngủ” là của tác giả nào?
Minh Huệ.
Tố Hữu.
Võ Quảng.
Thép Mới.
Câu 4: Tác giả của văn bản “Buổi học cuối cùng” là người của nước nào?
Việt Nam.
Pháp.
Mĩ.
Nga.
Câu 5: Văn bản nào là văn bản nhật dụng?
Bức tranh của em gái tôi.
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
Buổi học cuối cùng.
Đêm nay Bác không ngủ.
Câu 6: Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài, Dế Mèn nhận được bài học đầu tiên từ đâu?
Từ chị Cốc.
Từ cuộc sống độc lập.
Từ cái chết của Dế Choắt.
Tất cả đều sai.
Câu 7: Trong bài “Đêm nay Bác không ngủ”, nguyên nhân vì sao Bác không ngủ được?
Lo lắng cho những chiến sĩ ở chiến trường.
Thương đoàn dân công đêm nay phải ngủ lại ngoài rừng.
Lo lắng cho chiến dịch.
Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 8: “Lượm” của Tố Hữu được viết vào thời gian nào?
Kháng chiến chống Pháp.
Kháng chiến chống Mĩ.
Viết sau năm 1945.
Viết khi đất nước độc lập.
Câu 9: Lòng yêu nước của thầy giáo Ha-men trong “Buổi học cuốc cùng” được biểu lộ qua tình cảm nào?
Tự hào về quê hương.
Căm thù quân Đức xâm lược.
Yêu tha thiết tiếng nói dân tộc.
Chiến đấu chống kẻ thù.
Câu 10: Ở vùng Cà Mau, người ta gọi tên đất, tên sông theo cách nào?
Theo những danh từ mĩ lệ.
Theo thói quen cuộc sống.
Theo cách của cha ông để lại.
Theo đặc điểm riêng biệt của đất, của sông.
Câu 11: Nhận định nào sau đây nêu đúng về câu trần thuật đơn?
Câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt một ý trọn vẹn.
Câu dùng để thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật.
Câu do một cụm C - V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sư vật hay để nêu một ý kiến.
Câu dùng để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm... của sự vật nêu ở chủ ngữ.
Câu 12: Câu thơ “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng – Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” (Viễn Phương) được sử dụng theo kiểu ẩn dụ nào?
Ẩn dụ hình thức.
Ẩn dụ cách thức.
Ẩn dụ phẩm chất.
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Câu 13: Câu thơ “Bàn tay ta làm nên tất cả - Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” (Hoàng Trung Thông) được sử dụng theo kiểu hoán dụ nào?
Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
Câu 14: Dòng thơ nào sau đây có sử dụng phép so sánh?
“Bóng Bác cao lồng lộng – Ấm hơn ngọn lửa hồng”
“Anh đội viên nhìn Bác – Càng nhìn lại càng thương”
“Bác vẫn ngồi đinh ninh – Chòm râu im phăng phắc”
“Người Cha mái tóc bạc – Đốt lửa cho anh nằm”
Câu 15: Yếu tố nào dưới đây có thể thiếu trong truyện?
Cốt truyện.
Nhân vật.
Tính chính xác.
Lờikể. Câu16: Phát hiện lỗi của câu sau: “Mai cao to và hơi thấp”?
Thiếu chủ ngữ.
Thiếu vị ngữ.
Thiếu cả chủ lẫn vị.
Sai về nghĩa.
II. Phần tự luận:(6 điểm) Tả giờ ra chơi ở trường em

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tiến Dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)