ĐỀ SINH 11CB-HK2-S2

Chia sẻ bởi Đào Phú Hùng | Ngày 26/04/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ SINH 11CB-HK2-S2 thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG
Mã đề thi 132
ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 – 2011
Môn thi: SINH HỌC 11(Cơ bản )
Thời gian làm bài:45 phút;


I-Trắc nghiệm :(5đ)
Câu 1: Ý nào không đúng khi nói về hạt?
A. Mọi hạt của thực vật có hoa đều có nội nhũ. B. Hạt là noãn đã được thụ tinh phát triển thành.
C. Hợp tử trong hạt phát triển thành phôi. D. Tế bào tam bội trong hạt phát triển thành nội nhũ
Câu 2: Thông tin được truyền qua xinap nhờ:
A. Sự di chuyển ion Ca2+ từ ngoài vào trong chùy xinap. B. Xung thần kinh lan đến xinap.
C. Chất trung gian hóa học.
D. Sự di chuyển ion Na+ từ khe xinap vào trong tế bào ( xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau.
Câu 3: Tế bào sinh tinh tết ra chất nào?
A. Inhibin. B. FSH. C. GnRH D. Testôstêron.
Câu 4: Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở động vật?
A. Là hình thức sinh sản phổ biến.
B. Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.
C. Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
D. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền
Câu 5:Hình thức sinh sản vô tính nào có ở các loài ong, kiến, rệp,…..?
A. Phân mảnh. B. Phân đôi. C. Nảy chồi. D. Trinh sinh
Câu 6: Cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép là vì:
A. Để tập trung nước nuôi các cành ghép
B. Để tránh gió, mưa làm lay cành ghép.
C. Để tiết kiệm nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho lá.
D. Loại bỏ sâu bệnh trên lá cây.
Câu 7: Sinh sản vô tính là:
A. Tạo ra cây con giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
B. Tạo ra cây con giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
C. Tạo ra cây con giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
D. Tạo ra cây con mang những tính trạng giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.
Câu 8:Một con thỏ ăn phải lá cây độc và bị “Say” ,từ đó về sau nó không bao giờ ăn loại lá cây này nữa .Đây là kiểu học tập :
A. Học ngầm B. Học khôn
C. Hóa đáp ứng (kiểu paplop) D. Hóa hành động (kiểu skin nơ )
Câu 9:Câu có nội dung nào sau đây là không đúng :
A. Số lượng các tập tính học được tỷ lệ thuận với sự tiến hóa của hệ thần kinh .
B. Tập tính học được không chịu ảnh hưởng của di truyền
C. Các tập tính bẩm sinh phức tạp gọi là bản năng
D. Phần lớn các tập tính ở động vật bậc thấp là tập tính bẩm sinh .
Câu 10:Ở giai đoạn trẻ em, nếu tuyến yên sản xuất ra quá nhiều hocmon sinh trưởng sẽ:
A. Trở thành người khổng lồ. B. ST- PT bình thường.
C. Trở thành người bé nhỏ. D. Chậm lớn hoặc ngừng lớn.
Câu 11: Vào thời kỳ dậy thì, trẻ em có những thay đổi mạnh về thể chất và sinh lí do cơ thể tiết ra nhiều hocmon:
A. Tiroxin. B. Sinh trưởng.
C. Ơstrogen(nam) và Testosteron(nữ). D. Ơstrogen(nữ) và Testosteron(nam).
Câu 12: Khi lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin, sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại:
A. Nhân tế bào. B. Eo Ranvie
C. Thân tế bào thần kinh. D. Bao miêlin.
Câu 13: Sáo, vẹt, nhồng nói được tiếng người, thuộc loại tập tính:
A. Bản năng. B. Bẩm sinh.
C. Học được. D. Vừa bản năng vừa học được.
Câu 14: Tốc độ lan truyền điện thế hoạt động trên sợi TK có bao miêlin so với sợi TK không có bao miêlin là:
A. Nhanh hơn. B. Chậm hơn. C. Như nhau. D. Bằng một nửa.
Câu 15: Những động vật sinh trưởng và phát triển không qua biến thái:
A. Bọ ngựa, cào cào,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Phú Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)