ĐỀ ÔN THPTQG

Chia sẻ bởi Vũ Thị Lê | Ngày 26/04/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ ÔN THPTQG thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN I.
ĐỀ ÔN THPTQG LẦN 10.

Câu 1: Để tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?
A. Lai khác dòng. B. Công nghệ gen.
C. Lai tế bào xôma khác loài. D. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa.
Câu 2: Các loại tARN đều có một đầu để gắn axit amin khi vận chuyển tạo thành aminoacyl- tARN. Đầu để gắn axit amin của các tARN đều có 3 nuclêôtit lần lượt là:
A. ….XXA- 3’OH B. ….AXX- 3’OH
C. ….XXA- 5’P D. ….AXX- 5’P
Câu 3: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Đột biến gen có thể phát sinh ngay cả khi trong môi trường không có tác nhân đột biến.
B. Đột biến gen tạo ra các alen mới, làm tăng tính đa dạng di truyền cho loài.
C. Các đột biến gen gây chết vẫn có thể di truyền lại cho đời sau.
D. Đột biến gen trội vẫn có thể không biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể bị đột biến.
Câu 4: Có các thành phần sau:
1) mARN của gen cấu trúc. 2) Các loại nuclêôtit A, U, G, X.
3) Enzim ARN- polimeraza. 4) Enzim AND- ligaza.
5) Enzim ADN- polimeraza.
Có mấy thành phần tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc của Operon Lac ở E. Coli?
A. 4 B. 2 C. 5 D. 3
Câu 5: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, trong các phát biểu sau:
1. Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên nhiễm sắc thể.
2. Làm giảm hoặc gia tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
3. Làm thay đổi thành phần các gen trong nhóm gen liên kết.
4. Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể bị bất hoạt.
5. Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
6. Luôn làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN trong cấu trúc của nhiễm sắc thể đó.
Có bao nhiêu phát biểu là hệ quả của đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?
A. 2 B. 3 C. 5 D. 4
Câu 6: Ở gà, bộ nhiễm sắc thể 2n= 78. Số nhóm gen liên kết ở gà mái là:
A. 39 B. 78 C. 38 D. 40
Câu 7: Giả sử có một giống lúa có gen A gây bệnh vàng lùn. Để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh, người ta thực hiện các công đoạn sau:
1) Xử lý hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc thành cây.
2) Cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần.
3) Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.
4) Cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh.
Quy trình tạo giống theo thứ tự sau:
A. (2) → (3) → (4) → (1) B. (1) → (4) → (3) → (2)
C. (1) → (2) → (3) → (4) D. (1) → (3) → (4) → (2)
Câu 8: Trong các nội dung thực hành về quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định sau đây:
1) Bước đầu tiên là đặt tiêu bản lên kính hiển vi và điều chỉnh mẫu vật vào giữa vùng sáng.
2) Khi quan sát đột biến số lượng nhiễm sắc thể, người ta quan sát dưới vật kính 10x để quan sát sơ bộ sau đó mới chuyển sang quan sát dưới kính 40x.
3) Hóa chất oocxêrin axetic 4- 5% là chất giúp nhuộm màu nhiễm sắc thể trong thời gian 15 đến 20 phút.
4) Trong cách tiến hành làm tiêu bản tạm thời và quan sát nhiễm sắc thể, lúc đầu dùng bội giác lớn để xác định, sau đó dùng bội giác nhỏ.
Số nội dung đúng là:
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Câu 9: Cho các phát biểu sau:
1. Mỗi kiểu gen luôn có thể điều chỉnh kiểu hình của mình không giới hạn.
2. Mỗi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Lê
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)