ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN SINH 2016 - SỐ 12.

Chia sẻ bởi Quang Thành | Ngày 27/04/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN SINH 2016 - SỐ 12. thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

ĐỀ 12:
Câu 1: Trong các phép lai sau, phép lai nào cho đời con F1 có ưu thế lai cao nhất?
A. AABB x AAbb. B. AABB x DDdd.
C. AAbb x aaBB. D. AABB x aaBB.
Câu 2: Khái niệm “Biến dị cá thể” của Đacuyn tương ứng với loại biến dị nào trong quan niệm hiện đại?
A. Đột biến gen. B. Đột biến nhiễm sắc thể.
C. Biến dị di truyền. D. Thường biến.
Câu 3: Giao phối cận huyết được thể hiện ở phép lai nào sau đây?
A. AaBbCcDd x aabbccDD. B. AaBbCcDd x aaBBccDD.
C. AaBbCcDd x AaBbCcDd. D. AABBCCDD x aabbccdd.
Câu 4: Gen A nằm trên nhiễm sắc thể X có 5 alen, gen B nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, gen D nằm trên nhiễm sắc thể Y có 2 alen. Số kiểu gen tối đa trong quần thể về 3 gen này là
A. 75. B. 90. C. 135. D. 100.
Câu 5: Trong các dạng đột biến sau, dạng đột biến nào làm thay đổi hình thái của nhiễm sắc thể?
1. Mất đoạn. 2. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. 3. Đột biến gen 4. Đảo đoạn ngoài tâm động 5. Chuyển đoạn không tương hỗ
Phương án đúng là
A. 1, 2, 3, 5. B. 2, 3, 4, 5. C. 1, 2, 5. D. 1, 2, 4.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là chưa chính xác?
Đơn phân cấu trúc của ADN là A, T, G, X.
Ở sinh vật nhân chuẩn, axitamin mở đầu cho chuỗi pôlypeptit là mêtiônin.
Ở sinh vật nhân sơ, sau phiên mã phân tử mARN được cắt bỏ các đoạn intron.
D. Chiều dịch chuyển của ribôxôm ở trên mARN là 5, 3, .
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về tính đặc hiệu của mã di truyền?
Một axitamin có thể được mã hoá bởi hai hay nhiều bộ ba.
Một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axitamin.
Có một số bộ ba không mã hoá axitamin.
Có một bộ ba khởi đầu.
Câu 8:Mầm mống những cơ thể sinh vật đầu tiên được hình thành ở giai đoạn
A. tiến hoá hoá học. B. tiến hoá tiền sinh học. C. tiến hoá sinh học. D. cả A và B.
Câu 9: Cho biết mỗi tính trạng do một cặp gen quy định và phân ly độc lập với nhau. Ở đời con của phép lai:
AaBbCcDd x AaBbCcDd, kiểu hình mang tính trạng trội là
A. 81/256. B. 255/256. C. 27/256. D. 9/256.
Câu 10: Trong mô hình cấu trúc của Operon Lac, vùng khởi động là nơi
prôtêin ức chế có thể liên kết vào để ngăn cản quá trình phiên mã.
mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.
ARN pôlymeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
mang thông tin quy định cấu trúc các enzim tham gia vào các phản ứng phân giải đường lăctôzơ.
Câu 11: Cho nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự gen như sau: A B C D E F . G H I K, sau đột biến thành A B C D G . F E H I K hậu quả của dạng đột biến này là
A. gây chết hoặc giảm sức sống. B. tăng sức đề kháng cho cơ thể.
C. ít ảnh hưởng đến sức sống của cá thể. D. tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng.
Câu 12: Trong những dạng đột biến sau đây dạng đột biến nào không làm thay đổi số lượng gen có trong nhóm liên kết?
1. Đột biến đảo đoạn. 2. Đột biến chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể.
3. Đột biến mất đoạn. 4. Đột biến lặp đoạn
Phương án đúng là: A. 1, 2, 3. B. 1, 2. C. 1, 2, 3, 4. D. 1, 2, 4.
Câu 13: Cho cây thân cao tự thụ phấn, đời F1 có tỷ lệ 56,25% cây cao: 43,75% cây thấp. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lý thuyết tỷ lệ phân ly kiểu gen ở F1 là
A. 4:2:2:2:1:2:2:1:1. B. 1: 2: 1: 2:2:1:2:2:1. C. 4:2:2:2:2:1:1:1:1. D
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Quang Thành
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)