Đề ôn thi hk2 lớp 11
Chia sẻ bởi Way To Heaven |
Ngày 26/04/2019 |
65
Chia sẻ tài liệu: Đề ôn thi hk2 lớp 11 thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ II – VĂN 11
I. Phần văn học: Đọc - hiểu nội dung và nghệ thuật một văn bản mới
1. Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn văn chính luận sau: “Khắp non sông Việt Nam đang bừng dậy một sinh khí mới. Sinh khí ấy đang biểu hiện trên khuôn mặt từng người dân, trong từng thôn bản, ngõ phố, trên từng cánh đồng,công trường, trong từng viện nghiên cứu, trên các chốt tiền tiêu đầu sóng ngọn gió,…”
-> - Ẩn dụ: bừng dậy một sinh khí mới. - Hoán dụ: đầu sóng ngọn gió - Phép điệp: từng người dân, trong từng thôn bản, ngõ phố, trên từng cánh đồng,công trường, trong từng viện nghiên cứu - Phép liệt kê: từng người dân, từng thôn bản, ngõ phố, trên từng cánh đồng, công trường, trong từng viện nghiên cứu, trên các chốt tiền tiêu
- Kết hợp câu ngắn và câu dài
2. Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn văn chính luận sau:
“Ai có súng dùng súng.Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc,thuổng,gậy gộc.Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”
-> - Phép điệp: “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”
- Phép liệt kê: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc.
- Ngắt đoạn câu (phối hợp với các phép tu từ trên) để tạo giọng văn dứt khoát, mạnh mẽ
3. Hình ảnh lò than rực hồng cuối bài thơ “ Chiều tối “- Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào trong bức tranh chiều tối. Điều này thể hiện đặc điểm gì của tâm hồn Bác?
-> - Hình ảnh lò than rực hồng soi sáng chân dung thiếu nữ lao động xay ngô nơi xóm núi trở thành trung tâm bức tranh chiều tối. Dường như Bác reo vui với ngọn lửa hồng và bỗng quên nỗi cô quạnh, u buồn của cảnh ngộ mình, chia sẻ với niềm vui đời thường ở người lao động.
- Tâm hồn cao đẹp của HCM luôn quên nỗi khổ lớn của mình để sẵn sàng chia sẻ niềm vui, cảm thông nỗi buồn dù nhỏ bé ở những người cùng khổ, nhân loại cần lao
4. “Người chiến thắng thực sự không phải là chiến thắng người khác mà là chiến thắng chính mình”. HS hãy viết bài văn ngắn bình luận vấn đề trên.
-> - Giải thích ý nghĩa nội dung câu nói: Chiến thắng chính bản thân mình là vượt lên trên những dục vọng tầm thường, những tự ti mặc cảm, những thất bại trước mắt...
- Muốn chiến thắng chính mình cần phải tôi luyện đủ mọi phẩm chất tốt: kiên trì, nhẫn nại, khắc phục những khó khăn, đúc kết những kinh nghiệm...
5. Phân tích thành phần nghĩa tình thái trong câu sau: ‘Bác ấy cho tôi những ba quyển sách.’
-> Nghĩa tình thái: “Những”: đánh giá số lượng
6. Vẻ đẹp câu thơ “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” .(Vội vàng- Xuân Diệu)
-> - Lấy con người làm chuẩn mực để so sánh với thiên nhiên
- Cảm nhận mùa xuân bằng vị giác
7. Xác định hư từ và phân tích tác dụng thể hiện ý nghĩa của chúng trong đoạn văn sau: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”. (Hồ Chí Minh, Tuyên Ngôn Độc lập)
-> - Các hư từ : đã, các, để, lại, mà
- Tác dụng thể hiện ý nghĩa : + Đã : chỉ hoạt động xảy ra trước thời điểm mốc. + Các : chỉ số nhiều toàn thể của sự vật. + Để : chỉ mục đích. + Lại : chỉ sự tái diễn. Ở đoạn này, lại phối hợp với đã chỉ sự tăng tiến về mức độ. + Mà : chỉ mục đích
II. Ôn nội dung nghệ thuật các tác phẩm:
1. Vội vàng ( Xuân Diệu ):
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng.
I. Phần văn học: Đọc - hiểu nội dung và nghệ thuật một văn bản mới
1. Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn văn chính luận sau: “Khắp non sông Việt Nam đang bừng dậy một sinh khí mới. Sinh khí ấy đang biểu hiện trên khuôn mặt từng người dân, trong từng thôn bản, ngõ phố, trên từng cánh đồng,công trường, trong từng viện nghiên cứu, trên các chốt tiền tiêu đầu sóng ngọn gió,…”
-> - Ẩn dụ: bừng dậy một sinh khí mới. - Hoán dụ: đầu sóng ngọn gió - Phép điệp: từng người dân, trong từng thôn bản, ngõ phố, trên từng cánh đồng,công trường, trong từng viện nghiên cứu - Phép liệt kê: từng người dân, từng thôn bản, ngõ phố, trên từng cánh đồng, công trường, trong từng viện nghiên cứu, trên các chốt tiền tiêu
- Kết hợp câu ngắn và câu dài
2. Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn văn chính luận sau:
“Ai có súng dùng súng.Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc,thuổng,gậy gộc.Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”
-> - Phép điệp: “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”
- Phép liệt kê: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc.
- Ngắt đoạn câu (phối hợp với các phép tu từ trên) để tạo giọng văn dứt khoát, mạnh mẽ
3. Hình ảnh lò than rực hồng cuối bài thơ “ Chiều tối “- Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào trong bức tranh chiều tối. Điều này thể hiện đặc điểm gì của tâm hồn Bác?
-> - Hình ảnh lò than rực hồng soi sáng chân dung thiếu nữ lao động xay ngô nơi xóm núi trở thành trung tâm bức tranh chiều tối. Dường như Bác reo vui với ngọn lửa hồng và bỗng quên nỗi cô quạnh, u buồn của cảnh ngộ mình, chia sẻ với niềm vui đời thường ở người lao động.
- Tâm hồn cao đẹp của HCM luôn quên nỗi khổ lớn của mình để sẵn sàng chia sẻ niềm vui, cảm thông nỗi buồn dù nhỏ bé ở những người cùng khổ, nhân loại cần lao
4. “Người chiến thắng thực sự không phải là chiến thắng người khác mà là chiến thắng chính mình”. HS hãy viết bài văn ngắn bình luận vấn đề trên.
-> - Giải thích ý nghĩa nội dung câu nói: Chiến thắng chính bản thân mình là vượt lên trên những dục vọng tầm thường, những tự ti mặc cảm, những thất bại trước mắt...
- Muốn chiến thắng chính mình cần phải tôi luyện đủ mọi phẩm chất tốt: kiên trì, nhẫn nại, khắc phục những khó khăn, đúc kết những kinh nghiệm...
5. Phân tích thành phần nghĩa tình thái trong câu sau: ‘Bác ấy cho tôi những ba quyển sách.’
-> Nghĩa tình thái: “Những”: đánh giá số lượng
6. Vẻ đẹp câu thơ “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” .(Vội vàng- Xuân Diệu)
-> - Lấy con người làm chuẩn mực để so sánh với thiên nhiên
- Cảm nhận mùa xuân bằng vị giác
7. Xác định hư từ và phân tích tác dụng thể hiện ý nghĩa của chúng trong đoạn văn sau: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”. (Hồ Chí Minh, Tuyên Ngôn Độc lập)
-> - Các hư từ : đã, các, để, lại, mà
- Tác dụng thể hiện ý nghĩa : + Đã : chỉ hoạt động xảy ra trước thời điểm mốc. + Các : chỉ số nhiều toàn thể của sự vật. + Để : chỉ mục đích. + Lại : chỉ sự tái diễn. Ở đoạn này, lại phối hợp với đã chỉ sự tăng tiến về mức độ. + Mà : chỉ mục đích
II. Ôn nội dung nghệ thuật các tác phẩm:
1. Vội vàng ( Xuân Diệu ):
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Way To Heaven
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)