đề ôn thi hk1

Chia sẻ bởi tào quốc huy | Ngày 26/04/2019 | 64

Chia sẻ tài liệu: đề ôn thi hk1 thuộc Địa lý 12

Nội dung tài liệu:

Trường THCS – THPT NGUYỄN VĂN KHẢI
GV: KHAI VĂN HẢI – 0939988260
GV: PHẠM THỊ CẨM TÚ - 0944300330


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐỒNG THÁP

ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề gồm có 06 trang)
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học: 2016-2017
Môn thi: ĐỊA LÍ - Lớp 12
Ngày kiểm tra: / /2016
Thời gian: 50 phút (không kể thời gian phát đề)


Câu:  Điều kiện nhiệt độ để hình thành các đai rừng ôn đới núi cao ở nước ta là :
Nhiệt độ trung bình năm dưới 15 độ C, tháng lạnh nhất dưới 100C.
Nhiệt độ trung bình năm dưới 200C, tháng lạnh nhất dưới 150C.
Nhiệt độ các tháng mùa hè xuống dưới 250C.
Nhiệt độ trung bình năm dưới 150C, không có tháng nào trên 200C.
Câu:  Vùng cực Nam Trung Bộ là nơi có nghề làm muối rất lí tưởng vì :
Có những hệ núi cao ăn lan ra tận biển nên bờ biển khúc khuỷu.
Có nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển.
Không có bão lại ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
Có thềm lục địa thoai thoải kéo dài sang tận Ma-lai-xi-a.
Câu:  Đặc điểm của thiên nhiên nhiệt đới - ẩm - gió mùa của nước ta là do :
Sự phân hóa phức tạp của địa hình vùng núi, trung du và đồng bằng ven biển.
Ảnh hưởng của Biển Đông cùng với các bức chắn địa hình.
Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ quy định.
Ảnh hưởng của các luồng gió thổi theo mùa từ phương bắc xuống và từ phía nam lên.
Câu:  Dựa vào bảng số liệu sau đây về diện tích rừng của nước ta qua một số năm.
(Đơn vị : triệu ha)
Năm
1943
1975
1983
1990
1999
2003

Tổng diện tích rừng
14,3
9,6
7,2
9,2
10,9
12,1

Rừng tự nhiên
14,3
9,5
6,8
8,4
9,4
10,0

Rừng trồng
0,0
0,1
0,4
0,8
1,5
2,1

 Nhận định đúng nhất là :
Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn diện tích rừng trồng.
Diện tích và chất lượng rừng có tăng nhưng vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.
Diện tích rừng trồng tăng nhanh nên diện tích và chất lượng rừng được phục hồi.
Tổng diện tích rừng đã được khôi phục hoàn toàn.
Câu:  Nguyên nhân cơ bản nhất tạo nên sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta là :
Nước ta nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa.
Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm.
Nước ta là nước nhiều đồi núi.
Nước ta nằm tiếp giáp với Biển Đông.
Câu:  Cho biểu đồ:

Căn cứ vào biểu đồ, nhận xét nào sau đây là không đúng về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm của nước ta.
Lượng bốc hơi tăng dần từ Bắc vào Nam.
Huế có cân bằng ẩm cao nhất, tiếp đến Hà Nội và thấp nhất là TP. Hồ Chí Minh.
Lượng mưa tăng dần từ Bắc vào Nam, do Huế là bức chắn tự nhiên.
Huế có lượng mưa lớn nhất, tiếp theo là TP. Hồ Chí Minh và thấp nhất là Hà Nội
Câu:  Đai rừng ôn đới núi cao của nước ta chỉ xuất hiện ở :
Độ cao trên 2 400 m.
Độ cao thay đổi theo miền.
Độ cao trên 1 000 m.
Độ cao trên 2 000 m.
Câu:  Cho bảng số liệu sau:
Nhiệt độ của ba địa điểm ( Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh)
Địa điểm
Nhiệt độ trung bình năm (0C)
Nhiệt độ trung bình tháng lạnh (0C)
Nhiệt độ trung bình tháng nóng (0C)
Biên độ nhiệt trung bình năm (0C)
Biên độ nhiệt độ tuyệt đối (0C)

Hà Nội
23,5
16,4
(Tháng 1)
28,9
(Tháng 7)
12,5
40,1

Huế
25,2
19,7
(Tháng 1)
29,4
(Tháng 7)
9,7
32,5

Tp. Hồ Chí Minh
27,1
28,5
(Tháng 12)
28,9
(Tháng 4)
3,1
26,2

Cho các nhận xét sau:
(1). Nhiệt độ trung bình tháng nóng ở Huế
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: tào quốc huy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)