đề ôn tập văn 8

Chia sẻ bởi Lê Thị Hiếu | Ngày 18/10/2018 | 117

Chia sẻ tài liệu: đề ôn tập văn 8 thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN
A.PHẦN VĂN BẢN :
Phần
Tên văn bản
Tên tác giả

Truyện và kí Việt Nam
(1930-1945)
Tôi đi học
Thanh Tịnh


Trong lòng mẹ
Nguyên Hồng


Tức nước vỡ bờ
Ngô Tất Tố


Lão hạc
Nam Cao

Truyện nước
ngoài
Đánh nhau với cối xay gió
Xéc-van-téc


Cô bé bán diêm
An-đéc-xen


Chiếc lá cuối cùng
O-hen-ri


Hai cây phong
Ai-ma-tốp

Văn bản nhật dụng
Thông tin về ngày TĐ năm 2000


Ôn dịch , thuốc lá


Bài toán dân số

Thơ Việt Nam
(1900-1945)
Vào nhà ngục QĐ cảm tác
Phan Bội Châu


Đập đá ở Côn Lôn
Phan Châu Trinh


Muốn làm thằng cuội
Tản Đà


Hai chữ nước nhà
Trần Tuấn Khải


Ông đồ
Vũ Đình Liên

I.Truyện và kí VN (1930-1945):
1.VB “Tôi đi học”:
a.Tác giả: Thanh Tịnh (1911-1988)
b.Tác phẩm: In trong tập “Quê Mẹ” , xuất bản năm 1941
c.Nội dung:
- Những sự việc khiến nhân vật tôi có những liên tưởng đến ngày đầu tiên đi học của mình :
+ Biến chuyển của vật sang thu
+ Hình ảnh những em bé núp dưới nón mẹ trong lần đầu tiên đến trường
- Những hồi tưởng của nhân vật Tôi :
+ Không khí của ngày hội tựu trường : náo nức , vui vẻ nhưng cũng rât trang trọng
+ Tâm trạng , cảm xúc ấn tượng của nhân vật Tôi về thầy giáo , trường lớp , bạn bè và những người xung quanh trong buổi tựu trường đầu tiên
d.Nghệ thuật:
- Miêu tả tinh tế , chân thực , diễn biến tâm trạng của nhân vật Tôi trong ngày đầu tiên đi học
- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm , hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng , hồi tưởng của nhân vật Tôi
e.Ý nghĩa:
- Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không thể nào quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh
g.Giá trị nội dung và nghệ thuật :
- Trong cuộc đời mỗi con người , kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò , nhất là buổi tựu trường đầu tiên , thường được ghi nhớ mãi . Thanh Tịnh đã diễn tả dòng cảm nghĩ này bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm , với những rung động tinh tế qua truyện ngắn “Tôi đi học”
2.VB “Trong lòng mẹ”:
a.Tác giả : Nguyên Hồng (1918-1932)
b.Tác phẩm : Là chương 4 của tập hồi kí “Những Ngày Thơ Ấu”
c.Nội dung:
- Cảnh ngộ đáng thương và nỗi buồn của nhân vật chú bé Hồng
- Nỗi cô đơn , niềm khao khát tình mẹ của chú bé Hồng . Bất chấp sự tàn nhẫn , vô tình của bà cô
- Cảm nhận của chú bé Hồng về tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng khi gặp mẹ
d.Nghệ thuật:
- Tạo dựng được mạch truyện , mạch cảm xúc tự nhiên , chân thực
- Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả , biểu cảm tạo nên những rung động trong lòng độc giả
- Khắc họa hình tượng nhân vật chú bé Hồng qua lời nói , hành động , tâm trạng
e.Ý nghĩa:
- Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn mỗi con người
g.Giá trị nội dung và nghệ thuật :
- Đoạn trích “Trong lòng mẹ”, trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng , đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng , tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối vói người mẹ bất hạnh
3.VB “Tức nước vỡ bờ” :
a.Tác giả : Ngô Tất Tố (1893-1954) là nhà văn hiện thực xuất sắc
b.Tác phẩm : Trích chương XVIII của tiểu phẩm “Tắt đèn”
c.Nội dung:
- Bộ mặt tàn ác , bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời được miêu tả qua lối hành xử của các nhân vật thuộc bộ máy chính quyền thực dân phong kiến đại diện cho giai cấp thống trị
- Sự thấu hiểu , cảm thông sâu sắc của tác giả với tình cảnh cơ cực , bế tắc của người nông dân
- Sự phát hiện của tác giả về tâm hồn yêu thương , tinh thần phản kháng mãnh liệt của người nông dân
d.Nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện có tính kịch “Tức nước vỡ bờ”
- Kể chuyện miêu tả nhân vật chân thực
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Hiếu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)