DE ON TAP TIENG VIET 5 DE 1-5 CUOI NAM.doc

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Lưu Huỳnh | Ngày 10/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: DE ON TAP TIENG VIET 5 DE 1-5 CUOI NAM.doc thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

LUYỆN TẬP ÔN THI CUỐI NĂM – LỚP 54
ĐỀ 1 – MÔN TIẾNG VIỆT
Họ và tên :………………………………………………………
Ngày kiểm tra :………………………………………………
(((

1/. Chọn quan hệ từ thích hợp ( và , với, để, của, thì, như ) điền vào mỗi chỗ trống dưới đây :
a). Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ ………………………quét nhà, quét sân.
b). Chị rôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ ………………….. làn cọ xuất khẩu.
( Nguyễn Thái Vận )
c). Chim, Mây, Nước, ……………….. Hoa đều cho rằng tiếng hót kỳ diệu …………… Hoạ Mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc.
( Võ Quảng )
d). Bình minh, mặt trời …………………… như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển xanh lơ ……. khi chiều tà ………………….. biển đổi sang màu xanh lục.
( Thuỵ Chương )
2/. Gạch dưới cặp quan hệ từ ở mỗi câu và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu bằng cách điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong ngoặc đơn :
a). Nhờ sân trường luôn rợp mát bóng cây mà chúng em được vui chơi thoả thích dưới nắng hè.
( Biểu thị quan hệ ……………………………………………………………………………………………………………………………)
b). Nếu cây thiếu ánh sáng thì những chiếc lá cũng không còn màu xanh.
( Biểu thị quan hệ ……………………………………………………………………………………………………………………………)
c). Rừng không những chỉ đem lại nguồn tài nguyên quý giá mà còn có tác dụng điều hoà khí hậu trên trái đất.
( Biểu thị quan hệ ……………………………………………………………………………………………………………………………)
3/. Chọn những từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để có các kết hợp từ đúng :
( to lớn, sống, ước mơ, của nhân dân, giành lấy, đơn sơ )
a). ……………….……………………..hạnh phúc d). hạnh phúc……………………………………………………..
b). …………………………………..… hạnh phúc e). hạnh phúc……………………………………………………..
c). ……………………………………..…hạnh phúc g). hạnh phúc……………………………………………………..
4/. Đặt dấu hai chấm vào vị trí thích hợp trong mỗi câu sau đây và ghi vào chỗ trống trong ngoặc đơn tác dụng của dấu hai chấm trong câu đó :
a). Bác Hồ dạy “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
( Tác dụng của dấu hai chấm trong câu: …………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….)
b).Rừng Việt Nam có nhiều thú quý hổ, báo, hươu, nai, gấu, voi,…
( Tác dụng của dấu hai chấm trong câu: …………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….)
5/. Tìm câu tục ngữ hoặc ca dao theo gợi ý dưới đây và ghi vào chỗ trống :
a). Câu có 2 từ nước, nguồn nói về lòng biết ơn :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
b). Câu có 2 từ trọng,thầy khuyên kính trọng thầy giáo, cô giáo :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
c). Câu có 2 từ sạch, thơm khuyên giữ gìn nhân cách, dù nghèo cũng không làm điều xấu :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
d). Câu có 2 từ sóng, chèo khuyên bền tâm vững chí trước khó khăn thử thách to lớn :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
e). Câu có 3 từ nói, tiền, vừa lòng khuyên nói năng tế nhị, dịu dàng, lịch sự :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
6/. Gạch dưới các từ ngữ thay thế cho những từ ngữ in đậm để tránh lặp lại và có tác dụng liên kết câu trong đoạn văn sau :
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước .
( Hồ Chí Minh )
7/. Đặt câu có dùng dấu phẩy theo mỗi yêu cầu sau :
a). Câu có dùng dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
b). Câu có dùng dấu phẩy để ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
c). Câu có dùng dấu phẩy để ngăn cách các vế trong câu ghép :
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
8/. Đặt câu với mỗi từ sau đây : công dân, công viên
a). ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
b). ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
9/. Xác định thành phần chủ ngữ (C), vị ngữ (V), trạng ngữ (TrN) của từng câu kể dưới đây bằng cách gạch dưới và ghi rõ C, V hoặc TrN :
a). Ngoài đường, xe cộ nối đuôi nhau đi lại như mắc cửi.

b). Vào khoảng tháng chín, tháng mười, chim pít lại rủ nhau kéo về từng đàn.

c). Nhờ tinh thần cảnh giác, các em nhỏ đã phát hiện ra bọn trộm gỗ trong rừng.

d). Ở vùng này, lúc hoàng hôn và tảng sáng, phong cảnh rất nên thơ.


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Lưu Huỳnh
Dung lượng: 99,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)