Đề ôn tập HKI

Chia sẻ bởi Hồng Minh | Ngày 26/04/2019 | 102

Chia sẻ tài liệu: Đề ôn tập HKI thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

SỞ GD-ĐT …………………
TRƯỜNG THPT ………

ĐỀ KIỂM TRA - NĂM HỌC 2017-2018
Môn: Vật lý Lớp: 11
Thời gian làm bài: ….. phút, không kể thời gian phát đề

Họ và tên học sinh: ……………..…………………………..…… Lớp: ……….... SBD: ………..…….
Mã đề: 168

I. Trắc nghiệm (10đ) : Chọn đáp án đúng nhất trong các đáp án và trả lời ở phiếu trả lời.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

















16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

















Câu 1. Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân không giảm xuống 2 lần thì độ lớn lực Culông
A. tăng lên 4 lần. B. tăng lên 2 lần. C. giảm đi 4 lần. D. giảm đi 2 lần.
Câu 2. Tại điểm cách điện tích Q một khoảng cố định trong không khí, có cường độ điện trường 4000 V/m theo chiều từ phải sang trái. Khi đổ một chất điện môi có hằng số điện môi ε = 2 bao chùm điện tích điểm và điểm đang xét thì cường độ điện trường tại đó có hướng và độ lớn lần lượt là
A. 8000 V/m, từ trái sang phải B. 8000 V/m, từ phải sang trái
C. 2000 V/m, từ trái sang phải D. 2000 V/m, từ phải sang trái.
Câu 3. Vật bị nhiễm điện do cọ xát vì khi cọ xát
A. electron di chuyển từ vật này sang vật khác. B. vật bị nóng lên.
C. các điện tích tự do được tạo ra D. các điện tích bị mất đi.
Câu 4. Điện trường là:
A. môi trường không khí bao quanh điện tích. B. môi trường chứa các điện tích.
C. môi trường bao quanh các điện tích D. môi trường dẫn điện.
Câu 5. Nếu khoảng cách từ điện tích tới điểm đang xét giảm 2 lần thì cường độ điện trường
A. giảm đi 2 lần B. giảm đi 4 lần C. tăng lên 2 lần D. tăng bốn lần
Câu 6. Một điện tích Q = 4.10–8C đặt tại A trong môi trường có hằng số điện môi là 2. Vectơ cường độ điện trường tại điểm M cách điện tích 3cm có hướng và độ lớn lần lượt là
A. Hướng ra xa Q và E = 20 V/m B. Hướng ra xa Q và E = 2.105 V/m
C. Hướng ra xa Q và E = 4.105 V/m D. Hướng ra xa Q và E = 40 V/m
Câu 7. Công của lực điện trường không phụ thuộc vào
A. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi. B. hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn đường.
C. hình dạng của đường đi. D. độ lớn điện tích dịch chuyển.
Câu 8. Điện tích dịch chuyển trong điện trường đều theo chiều đường sức nhận được một công là 10 mJ. Nếu dịch chuyển tạo với đường sức 45° trên cùng độ dài quãng đường thì điện tích nhận được một công là
A. 5,0 mJ B. 4,33 mJ C. 7,07 mJ D. 7,5 J.
Câu 9. Đơn vị của điện thế là vôn (V). 1V bằng
A. 1 J.C. B. 1 J/C. C. 1 N/C. D. 1. J/N.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây về tụ điện là không đúng?
A. Điện dung là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện.
B. Điện dung càng lớn thì khả năng tích điện càng nhỏ.
C. Điện dung của tụ điện có đơn vị là F.
D. Hiệu điện thế càng lớn thì điện tích của tụ càng lớn.
Câu 11. Hai tụ điện giống nhau có điện dung C có điện dung bộ tụ khi ghép nối tiếp so lớn hay nhỏ hơn điện dung bộ tụ khi ghép song song bao nhiêu lần?
A. lớn gấp 4 lần B. nhỏ bằng 1/4 C. lớn gấp 2 lần D. nhỏ bằng 1/2.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồng Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)