ĐỀ ÔN LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN SINH NĂM 2016 - SỐ 27.

Chia sẻ bởi Quang Thành | Ngày 27/04/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ ÔN LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN SINH NĂM 2016 - SỐ 27. thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

ĐỀ 27:
Câu 1: Ở operon Lactôzơ, khi có đường lactôzơ thì quá trình phiên mã diễn ra vì
A. lactôzơ gắn với enzim ARN polimeraza làm kích hoạt enzim này.
B. lactôzơ gắn với protein ức chế làm cho protein ức chế bị bất hoạt.
C. lactôzơ gắn với vùng vận hành, kích hoạt vùng vận hành.
D. lactôzơ gắn với prôtêin điều hòa làm kích hoạt tổng hợp prôtêin.
Câu 2: Có 4 dòng ruồi giấm thu được từ 4 vùng địa lí khác nhau. Phân tích trật tự gen trên NST số 3, người ta thu được kết quả như sau
Dòng 1: ABCDEFGH Dòng 2: GHBADEFC
Dòng 3: ABHGDEFC Dòng 4: ABHGFEDC
Nếu dòng 1 là dòng gốc, do một đột biến đảo đoạn NST đã làm phát sinh ra 3 dòng kia theo trật tự là:
A. 1 → 2 → 3 → 4 B. 1 → 2 → 4 → 3 C. 1 → 4 → 3 → 2 D. 1 → 3 → 4 → 2
Câu 3: Giả sử trong một gen đang nhân đôi trong môi trường có 1 phân tử 5-BU. thì sau 6 lần nhân đôi sẽ có bao nhiêu gen đột biến dạng thay thế A-T bằng G(X và bao nhiêu gen bình thường
A. 7 và 24 . B. 48 và 15. C. 16 và 15 D. 15 và 48
Câu 4: Cho biết phép lai giữa hai cá thể ♂AabbDd x ♀AaBbdd. Biết trong quá trình giảm phân của con đực cặp nhiễm sắc thể mang gen Aa ở 30% tế bào không phân li trong giảm phân I , giảm phân II phân li bình thường; Trong quá trình giảm phân ở cơ thể cái cặp gen dd ở 20% tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II phân li bình thường. Theo lí thuyết tỉ lệ kiểu gen aabbdd ở đời con chiếm tỉ lệ là
A. 18,25% B. 0,375% C. 6,25% D. 3,5%
Câu 5: Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng di truyền theo dòng mẹ là do
A. Tinh trùng của bố không có gen ngoài nhân
B. Khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà hầu như không truyền tế bào chất cho trứng
C. Gen trên nhiễm sắc thể của mẹ nhiều hơn của bố
D. Trứng to hơn tinh trùng nên chứa nhiều nhiễm sắc thể hơn.
Câu 6: Ba tế bào sinh dục đực có kiểu gen AaBb khi giảm phân bình thường cho số loại giao tử tối đa là bao nhiêu . Biết khoảng cách giữa D và E là 20cM
A. 4. B. 8. C. 12. D. 16.
Câu 7: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do
A. Chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.
B. Khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.
C. Chọn lọc tự nhiên tích lũy các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu.
D. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.

Câu 8: Điều khẳng định nào dưới đây về chọn lọc tự nhiên (CLTN) chính xác nhất là
A. CLTN trực tiếp làm thay đổi tần số alen của quần thể.
B. CLTN tạo nên các đặc điểm giúp sinh vật thích nghi với môi trường.
C. CLTN làm thay đổi giá trị thích ứng của kiểu gen.
D. CLTN sàng lọc những biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại.

Câu 9: Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Phép lai: ♀ x ♂ cho F1 có kiểu hình thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 3,75 %. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ ruồi cái F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ là
A. 10 %. B. 21,25 %. C. 10,625 %. D. 15 %.
Câu 10: Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 4 cặp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Quang Thành
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)