Đề ôn luyện HSG lớp 5 môn TV cuối năm

Chia sẻ bởi Lương Đức Toàn | Ngày 10/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: Đề ôn luyện HSG lớp 5 môn TV cuối năm thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

Đề luyện tập Tiếng Việt lớp 5

Họ và tên: ..........................................................................................................................

I.Đọc thầm đoạn văn sau:
“ Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.”
Tranh làng Hồ – Nguyễn Tuân
II. Dựa vào đoạn văn trên em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây.
Câu 1 : Câu văn nào thể hiện rõ nhất cảm nhận tinh tế của tác giả khi xem tranh làng Hồ ?
A. Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ.
B.Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
C. Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.
Câu 2 : Đoạn văn đã thể hiện tình cảm nào của tác giả ?
A. Say mê tranh làng Hồ và khâm phục trân trọng những nghệ sĩ vẽ tranh làng Hồ.
B. Yêu thiên nhiên đất nước
C. Niềm vui khi tết đến
D. Thích thú vì được ghé chơi làng Hồ
Câu 3 : Câu văn “Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ” Thuộc kiểu câu nào ?
A.Câu ghép
B. Câu đơn
C. Câu hỏi
D. Câu cảm

Câu 4 : Trong những từ sau đây , từ nào không phải là từ ghép tổng hợp ?
A.Tranh ảnh
B. Tươi vui
C. Lành mạnh
D. Bút bi

Câu 5 : Trong những từ sau đây , từ nào là từ láy ?
A. Nhân dân
B. Tươi vui
C. Đậm đà
D. Phố phường

Câu 6 : Cụm từ “ Mỗi lần tết đến” trong câu “Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.” Là thành phần nào của câu ?
A. Trạng ngữ
B. Chủ ngữ
C. Vị ngữ
D. Không có câu trả lời

Câu 7 : Theo em, từ nào trong những từ dưới đây có thể thay thế cho từ “thuần phác” trong câu văn “Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.” ?
A. Chất phác, mộc mạc
B. Sang trọng, lịch sự

C. Nhã nhặn, lịch sự
D.Tầm thường

Câu 8 : Câu “Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.” Thuộc kiểu câu gì ?
A. Ai thế nào ?
B. Ai là gì ?
C. Ai làm gì ?
D. Không có câu trả lời

Câu 9 : Câu nào có từ “ngon” được dùng với nghĩa gốc ?
A. Bé ngủ ngon
B.Món ăn này rất ngon
C.Bài toán này Đạt làm ngon ơ

Câu 10 : Từ “bỡ ngỡ” ở 2 câu thơ “Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên” thuộc từ loại nào ?
A.Danh từ
B. Động từ
C. Tínhd từ
D. Đại từ

Câu 11 : Từ “đồng” ở hai câu dưới đây có quan hệ gì ?
- Bức tương này làm bằng đồng.
- Đồng lúa đẹp quá .
A.Từ nhiều nghĩa
B.Từ đồng nghĩa
C.Từ cùng nghĩa
D.Từ trái nghĩa

Câu 12 : Cụm từ “Cánh diều tuổi thơ” gồm :
A. Một từ ghép và hai từ đơn
B. Bốn từ đơn
C. Hai từ ghép

Câu 13 : Từ nào không đồng nghĩa với từ “rọi” trong câu “Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống”
A.chiếu
B.nhảy
C.toả
D.hắt

Câu 14 : Trong các từ sau đây từ nào không phải từ mô phỏng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Đức Toàn
Dung lượng: 84,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)