ĐỀ ÔN LT & CÂU HKII (PHẦN 4)
Chia sẻ bởi Trần Thị Nhật Phượng |
Ngày 10/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ ÔN LT & CÂU HKII (PHẦN 4) thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 – HKII
Bài 1 : Đọc kĩ đoạn văn sau :
Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to. Hễ con chó đi chậm, con khỉ cấu hai tai chó giật giật. Con chó chạy sải thì con khỉ gò lưng như người phi ngựa. chó chạy thong thả, khỉ buông thõng hai tay ngồi ngúc nga, ngúc ngắc.
Câu hỏi : Đoạn văn trên có mấy câu ghép ? Đó là những câu nào ? Hãy tách C – V của từng vế các câu ghép đó. Các vế câu ghép đó được nối với nhau bằng cách nào ?
Bài 2 : Dấu hai chấm trong câu “Mọi người vỗ tay ran lên : Hồ Chủ Tịch đã đến !”có tác dụng gì ?
Bài 3 : Cho câu ghép sau : “Nếu trong công tác, các cô,các chú được nhân dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu thì nhất định các cô, các chú thành công.”
Các vế trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào? Hãy tách C- V của từng vế.
Bài 4 : Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “công lí”?
Điều nêu ra làm căn cứ quyết định đúng sai.
Mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu để đạt tới.
Lẽ phải, lẽ công bằng phù hợp với lợi ích chung của xã hội.
Góp cái quý cho sự nghiệp chung.
Bài 5 : Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo
Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai.
Câu ghép trên được nối với nhau bằng cặp từ chỉ quan hệ thuộc loại nào ? Gạch chân cặp từ chỉ quan hệ đó.
Bài 6 : Đoạn văn sau đây có bao nhiêu câu ghép ? Hãy tách C – V của từng vế câu ghép.
“ Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi.”
Bài 7 : Câu ghép “Tuy bài vở hôm nay rất nhiều nhưng em vẫn giúp đỡ cha mẹ như mọi ngày.” Thể hiện mối quan hệ gì ?
Bài 8 : Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong 2 câu sau :
………….thời tiết thuận lợi nên lúa rất tốt.
………….thời tiết không thuận lợi nên lúa rất xấu.
Bài 9 : Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển. chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy.
Các từ in đậm trong hai câu ghép trên biểu hiện quan hệ gì về nghĩa của các vế câu ?
Bài 10 :Tìm cặp từ hô ứng thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau :
Trời……………hửng sáng, nông dân …………..ra đồng.
Bài 11 : Em hãy tìm một số câu tuc ngữ ca dao nói về truyền thống đoàn kết của dân tộc.
Bài 12 : Dòng nào dưới đây có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người cùng biết ?
Truyền cảm, truyền bá, truyền khẩu, truyền kì.
Truyền hình, truyền tin, truyền thanh, truyền thuyết.
Truyền bá, truyền hình, truyền tin, truyền khẩu.
Bài 13 : Những việc làm nào thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo ?
Học sinh thực hiện đúng nội quy nhà trường.
Làm vệ sinh lớp học sân trường.
Bắt được của rơi đem trả người đánh mất.
Nhân dân địa phương tham gia xây dựng trường lớp khang trang, sạch đẹp.
Bài 14 : Cho đoạn văn “Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. hôm sau, ………………… rủ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa tím. Lúc về, tay đứa nào cũng đầy một nắm hoa.
Hãy tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết các câu trong đoạn văn trên.
Bài 15 : Đọc mẫu chuyện vui và trả lời câu hỏi :
Lười
Nam : - Tớ vừa bị mắng vì toàn để chị phải giặt quần áo.
Hùng : - Thế à ? Tớ thì chẳng bao giờ nhờ chị giặt quần áo.
Nam : - Chà. Câu tự giặt lấy cơ à ! Giỏi thật đấy ?
Hùng : - Không? Tớ không có chị, đành nhờ anh tớ giúp!
Nam : !!!
Đoạn văn trên đã dùng sai mấy dấu câu ? Hãy sửa lại cho đúng.
Bài 16 : Nêu tác dụng của dấu phẩy trong câu sau đây : “Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang như vòi rồng.”
Bài 17 : Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi :
Bài 1 : Đọc kĩ đoạn văn sau :
Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to. Hễ con chó đi chậm, con khỉ cấu hai tai chó giật giật. Con chó chạy sải thì con khỉ gò lưng như người phi ngựa. chó chạy thong thả, khỉ buông thõng hai tay ngồi ngúc nga, ngúc ngắc.
Câu hỏi : Đoạn văn trên có mấy câu ghép ? Đó là những câu nào ? Hãy tách C – V của từng vế các câu ghép đó. Các vế câu ghép đó được nối với nhau bằng cách nào ?
Bài 2 : Dấu hai chấm trong câu “Mọi người vỗ tay ran lên : Hồ Chủ Tịch đã đến !”có tác dụng gì ?
Bài 3 : Cho câu ghép sau : “Nếu trong công tác, các cô,các chú được nhân dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu thì nhất định các cô, các chú thành công.”
Các vế trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào? Hãy tách C- V của từng vế.
Bài 4 : Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “công lí”?
Điều nêu ra làm căn cứ quyết định đúng sai.
Mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu để đạt tới.
Lẽ phải, lẽ công bằng phù hợp với lợi ích chung của xã hội.
Góp cái quý cho sự nghiệp chung.
Bài 5 : Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo
Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai.
Câu ghép trên được nối với nhau bằng cặp từ chỉ quan hệ thuộc loại nào ? Gạch chân cặp từ chỉ quan hệ đó.
Bài 6 : Đoạn văn sau đây có bao nhiêu câu ghép ? Hãy tách C – V của từng vế câu ghép.
“ Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi.”
Bài 7 : Câu ghép “Tuy bài vở hôm nay rất nhiều nhưng em vẫn giúp đỡ cha mẹ như mọi ngày.” Thể hiện mối quan hệ gì ?
Bài 8 : Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong 2 câu sau :
………….thời tiết thuận lợi nên lúa rất tốt.
………….thời tiết không thuận lợi nên lúa rất xấu.
Bài 9 : Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển. chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy.
Các từ in đậm trong hai câu ghép trên biểu hiện quan hệ gì về nghĩa của các vế câu ?
Bài 10 :Tìm cặp từ hô ứng thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau :
Trời……………hửng sáng, nông dân …………..ra đồng.
Bài 11 : Em hãy tìm một số câu tuc ngữ ca dao nói về truyền thống đoàn kết của dân tộc.
Bài 12 : Dòng nào dưới đây có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người cùng biết ?
Truyền cảm, truyền bá, truyền khẩu, truyền kì.
Truyền hình, truyền tin, truyền thanh, truyền thuyết.
Truyền bá, truyền hình, truyền tin, truyền khẩu.
Bài 13 : Những việc làm nào thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo ?
Học sinh thực hiện đúng nội quy nhà trường.
Làm vệ sinh lớp học sân trường.
Bắt được của rơi đem trả người đánh mất.
Nhân dân địa phương tham gia xây dựng trường lớp khang trang, sạch đẹp.
Bài 14 : Cho đoạn văn “Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. hôm sau, ………………… rủ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa tím. Lúc về, tay đứa nào cũng đầy một nắm hoa.
Hãy tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết các câu trong đoạn văn trên.
Bài 15 : Đọc mẫu chuyện vui và trả lời câu hỏi :
Lười
Nam : - Tớ vừa bị mắng vì toàn để chị phải giặt quần áo.
Hùng : - Thế à ? Tớ thì chẳng bao giờ nhờ chị giặt quần áo.
Nam : - Chà. Câu tự giặt lấy cơ à ! Giỏi thật đấy ?
Hùng : - Không? Tớ không có chị, đành nhờ anh tớ giúp!
Nam : !!!
Đoạn văn trên đã dùng sai mấy dấu câu ? Hãy sửa lại cho đúng.
Bài 16 : Nêu tác dụng của dấu phẩy trong câu sau đây : “Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang như vòi rồng.”
Bài 17 : Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi :
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Nhật Phượng
Dung lượng: 68,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)