ĐỀ ÔN LỊCH SỬ CUỐI NĂM

Chia sẻ bởi Phạm Thị Thương Huyền | Ngày 10/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ ÔN LỊCH SỬ CUỐI NĂM thuộc Lịch sử 5

Nội dung tài liệu:

Một số câu hỏi ôn tập môn Lịch sử HK II- Lớp 5.-
Bài 1: ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
Câu 1: Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì?( Vì sao Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn?)
Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam kháng chiến, thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước. Ngày 19/5/ 1959 Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn. Ngày nay, đường Trường Sơn đã được mở rộng – đường Hồ Chí Minh.
Câu 2: Đường Trường Sơn có vị trí thế nào với hai miền Bắc – Nam của nước ta? Tại sao ta lại chọn mở đường qua dãy núi Trường Sơn.
- Đường Trường Sơn là đường nối liền hai miền Bắc – Nam của nước ta.
- Ta lại chọn mở đường qua dãy núi Trường Sơn vì đường đi giữa rừng khó bị địch phát hiện, quân ta dựa vào rừng để che mắt quân thù.
Câu3: Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với cuốc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta( hay Tuyến đường Trường Sơn có vai trò như thế nào trong sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc ta?)
Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quân sự quan trọng. Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực,… cho chiến trường miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta.
Câu 4: Kể về một tấm gương chiến đấu dũng cảm trên đường Trường Sơn.
Anh Nguyễn Viết Sinh- một trong những anh hùng Trường Sơn năm xưa, người đã sáu năm gùi hàng trên chặng đường dài gần bằng một vòng Trái Đất.
Câu 5: Để tưởng nhớ đến những người đã hi sinh anh dũng trên đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ cứu nước, Nhà nước ta đã làm gì?
Để tưởng nhớ ……. Hiện nay, Nhà nước đã xây dựng Nghĩa trang Trường Sơn ( tại Quảng Trị). Nghĩa trang này có hơn 10 000 ngôi mộ liệt sĩ – những người đã ngã xuống trên tuyến đường Trường Sơn thời đánh Mĩ.
BÀI 2: LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI
Câu 1:Hiệp định Pa-ri được kí ở đâu? Vào ngày nào?
Hiệp định Pa-ri được kí tại Pa-ri, thủ đô của nước Pháp vào ngày 27- 1 - 1973.
Câu 2: Vì sao từ thế lật lọng không muốn kí Hiệp định Pa-ri, nay Mĩ lại buộc phải kí Hiệp định Pa-ri về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam?
……..Vì Mĩ vấp phải những thất bại nặng nề trên chiến trường cả hai miền Nam, Bắc.
Câu 3: Hoàn cảnh của Mĩ năm 1973, giống gì với hoàn cảnh của Pháp năm 1954?
Thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ đều bị thất bại nặng nề trên chiến trường Việt Nam.
Câu 4: Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa-ri.
Mĩ phải tôn trọng độc lập, quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Phải rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam.
Phải chấm dứt dính líu quân sự ở Việt Nam.
Phỉa có trách nhiệm trong việc hàn gắn vết thương ở Việt Nam.
Câu 5: Nội dung Hiệp định Pa-ri cho ta thấy Mĩ đã thừa nhận điều quan trọng gì?
Nội dung Hiệp định Pa-ri cho ta thấy Mĩ thừa nhận thất bại cuả chúng trong chiến tranh VN, công nhận hoà bình và độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ cuả VN.
Câu 6: Hiệp định Pa-ri có ý nghĩa thế nào với lịch sử dân tộc ta?
- Đế quốc Mĩ thừa nhận sự thất bại ở Việt Nam.
-Đánh dấu một thắng lợi lịch sử mang tính chiến lược: đế quốc Mĩ phải rút quân khỏi Miền Nam Việt Nam.
Câu 7: Ai là người đại diện cho nước ta kí hiệp Pa-ri?
Người đại diện cho nước ta kí hiệp định Pa-ri là: Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh vàBộ trưởng Nguyễn Thị Bình.

ÔN TẬP
5 sự kiện có ý nghĩa lớn trong lịch sử của dân tộc ta:

Ngày 19 -8-1945
Cách mạng tháng Tám thành công.

 Ngày 2 -9-1945
Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày 7-5-1954
Chiến thắng Điện Biên Phủ, kết thúc thắng lợi 9 năm trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

Tháng 12- 1972
Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, đưa đến việc Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Ngày 30-4 -
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Thương Huyền
Dung lượng: 45,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)