ĐỀ OLYMPIC VĂN 11

Chia sẻ bởi Lê Văn Hiệp | Ngày 26/04/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ OLYMPIC VĂN 11 thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG

KỲ THI OLYMPIC 24/3. NĂM HỌC 2015-2016


 Hướng dẫn chấm môn Ngữ Văn. Lớp 11
( Đáp án gồm 4 trang )





A- YÊU CẦU CHUNG:
- Học sinh có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ; diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh, biểu cảm, ít mắc lỗi chính tả.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể, không đếm ý cho điểm; trân trọng, khuyến khích những bài có cảm xúc và sáng tạo, có ý kiến và giọng điệu riêng; chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục.
- Tổng điểm toàn bài là 20 điểm, giáo viên có thể chiết điểm đến 0.25 điểm.

B- YÊU CẦU CỤ THỂ:
Câu 1( 8 điểm):
a) Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học, có sự vận dụng hợp lý các thao tác nghị luận như: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ … Kết cấu bài làm chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; dẫn chứng tiêu biểu, giàu sức thuyết phục.
b) Yêu cầu về kiến thức:
Đây là dạng đề mở, học sinh có thể trình bày theo nhiều hướng khác nhau miễn là hợp lí và có sức thuyết phục, trên cơ sở hiểu đúng nội dung câu chuyện và yêu cầu của đề.
Sau đây chỉ là một hướng tiếp cận:
Giải thích ý nghĩa của mẫu chuyện:
Mẫu chuyện là lời kể về cuộc sống, cảm xúc của một sinh viên du học ở ngước ngoài. Thời gian đầu, người sinh viên thích thú, say mê trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, cuộc sống, con người nơi xứ lạ. Một năm sau, khi những thứ mới lạ, hấp dẫn đã trở nên quen thuộc, bình thường, người sinh viên lại thấy “thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ chợ bến xôn xao lầy lội”, thấy nhớ một bóng dáng người thân.
Mẫu chuyện rất nhỏ nhưng để lại nhiều suy ngẫm về lẽ sống. Phải chăng, mỗi người đều luôn khát khao được đến với những vùng đất lạ, thưởng ngoạn, tìm hiểu, tiếp thu những cái mới. Song, quê hương nguồn cội, nơi ta sinh ra và lớn lên với những gì thân thuộc, bình dị, gắn bó sâu nặng mãi mãi là nơi đi về trong nỗi nhớ niềm thương, trong cuộc sống tâm hồn của mỗi con người. Mẫu chuyện vì thế gợi ra vấn đề về tình yêu quê hương nguồn cội của con người.
2. Bình luận về ý nghĩa nhân sinh của mẫu chuyện:
a. Trong cuộc đời, mỗi người đều luôn khát khao được đến với những vùng đất lạ, thưởng ngoạn, tìm hiểu, tiếp thu những cái mới.
- Nhu cầu ra đi, đến những vùng đất lạ, những đất nước ngoài đất nước mình để tham quan, thưởng ngoạn cái đẹp; để tìm hiểu, khám phá cái mới là nhu cầu chính đáng, là giấc mơ đẹp của con người.
- Nó giúp con người hiểu biết nhiều về thiên nhiên, cuộc sống, bản sắc văn hóa, sự phát triển của các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
- Nó giúp con người trải nghiệm, làm giàu vốn sống, vốn tri thức, thỏa mãn đời sống tinh thần với những cảm giác thích thú, say mê trước cái mới lạ, những rung động thẩm mỹ trước cái đẹp; những cảm xúc buồn vui khi ở cách xa quê hương, tổ quốc mình.
- Đặc biệt, sự trải nghiệm giúp con người nhận ra giá trị đích thực trong đời sống. Đó là quê hương cội nguồn.
b. Quê hương nguồn cội mãi mãi là tình yêu thương, gắn bó sâu nặng trong đời sống tâm hồn của mỗi con người
- Quê hương, nguồn cội là nơi mỗi người sinh ra và lớn lên, học tập, lao động, sống và trưởng thành; nơi được sống trong tình yêu thương, sự bao dung của những người thân; nơi mà thiên nhiên, cuộc sống, nền nếp văn hóa từng ngày thấm vào hồn để làm nên cốt cách mỗi người; nơi lưu dấu những kỉ niệm tuổi thơ, nguyên sơ, dung dị mà khó phai nhạt; nơi những vấp ngã, bồng bột đầu đời đã khắc dấu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Hiệp
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)