ĐỀ NGHI LUẬN XH KHỐI 11_ĐÁP ÁN

Chia sẻ bởi Đinh Quang Phương | Ngày 26/04/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ NGHI LUẬN XH KHỐI 11_ĐÁP ÁN thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT TIỀN GIÁNG ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 1
TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ NĂM HỌC: 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN 11
Thời gian: 90 phút


ĐỀ: Anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về “tính ích kỉ và lòng vị tha”.


HƯỚNG DẪN CHẤM

I. YÊU CẦU CHUNG:
- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Xác định được các luận điểm đúng đắn, luận cứ xác thực và biết lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp.
- Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, thuyết phục, không mắc lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp.
II. YÊU CẦU CỤ THỀ:
* Học viên có thể trình bay theo những cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý chính sau:

Mở bài:
Tính ích kỉ và lòng vị tha hoàn toàn đối lập nhau.
Lòng vị tha đáng ca ngợi bao nhiêu thì tính ích kỉ đáng phê phán bấy nhiêu.
Thân bài:
Thế nào là tính ích kỉ?
Ích kỉ là chỉ biết vì lợi ích cho riêng mình. Còn ích kỉ hại nhân là chỉ biết vì lợi ích riêng mình mà làm hại người khác.
Biểu hiện của tính ích kỉ
Kẻ có tính ích kỉ thường so đo, tính toán để trong bất cứ việc gì cũng có lợi cho mình. Phương châm sống của họ là: Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau.
Tính ích kỉ thể hiện dưới nhiểu hình thức và ở nhiều mức độ khác nhau như: lười biếng, tham ăn, dối trá, gian xảo, tham nhũng…Trong học tập, tính ích kỉ bộc lộ qua thái độ thiếu quan tâm tới bạn bè, tới công việc của lớp, của trường. (Dẫn chứng).
Tác hại cảu tính ích kỉ:
Gây ra sự chia rẽ mất đoàn kết, làm suy giảm sức mạnh của tập thể, của cộng đồng. (Dẫn chứng)
Những người có chức có quyền mà ích kỉ thì chỉ làm hại dân, hại nước. (Dẫn chứng).
Thế nào là lòng vị tha?
Vị tha là có tinh thần chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác, có thể vì người khác mà hi sinh lợi ích của cá nhân mình.
Biểu hiện của lòng vị tha.
Lòng vị tha là đức tính cần thiết mà mỗi người cần phải có. Trong xã hội, giữa mọi người có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Mỗi cá nhân không chỉ thể biết tới quyền lợi của riêng mình mà phải biết nghĩ tới quyền lợi của người khác.
Trong một gia đình, cha mẹ làm gì cũng phải nghĩ tới con cái và ngược lại, con phải hiếu thảo với cha mẹ.
Trong một lớp, học sinh phải biết quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ.`
Truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc ta từ xưa tới nay; phong trào từ thiện phát triển rộng rãi trong cả nước hiện nay… là biểu hiện của lòng vị tha. Trong lịch sử của nước ta có rất nhiều gương sáng tiêu biểu cho đức tính tốt đẹp đó. (Dẫn chứng).
Kết bài
Tính ích kỉ là thói xấu cần phê phán mà học sinh không nên mắc phải.
Lòng vị tha là đức tính quí báu cần có của mỗi con người. Nó không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim nhân hậu biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng bào, đồng loại.
Nếu ai cũng có lòng vị tha và sống đúng theo phương châm mà Bác Hồ đã dạy.: Mình vì mọi người, mọi người vì mình xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.
III. CÁCH CHO ĐIỂM:
- Điểm 9 – 10: - Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên.
- Bố cục hợp lí, nội dung chặt chẽ, phong phú, giàu sức thuyết phục.
- Diễn đạt tốt, có cảm xúc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 7 – 8: - Đáp ứng 2/3 những yêu cầu nêu trên.
- Bố cục và nội dung hợp lí, có sức thuyết phục.
- Diễn đạt trôi chảy, có thể mắc một ít lỗi diễn đạt.
- Điểm 5 – 6: - Đáp ứng ½ những yêu cầu nêu trên.
- Bố cục và nội dung hợp lí, có sức thuyết phục.
- Văn chưa trôi chảy nhưng diễn đạt được ý.
- Không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 3 – 4: - Có chỗ hiểu chưa đúng đề bài, bài viết còn sơ lược.
- Văn chưa trôi chảy, một số chỗ diễn đạt được ý.
- Còn mắc khá nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 1 – 2: - Còn lúng túng trong phương pháp. Nội dung sơ sài.
-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Quang Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)