ĐỀ NGHỊ LUÂN XH 11 VÀ ĐÁP ÁN HAY

Chia sẻ bởi Đinh Quang Phương | Ngày 26/04/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ NGHỊ LUÂN XH 11 VÀ ĐÁP ÁN HAY thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 1
TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ NĂM HỌC: 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN 11
Thời gian: 90 phút


Đề: Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” (Xuất dương lưu biệt) của Phan Bội Châu.

HƯỚNG DẪN CHẤM

I. YÊU CẦU CHUNG:
Kiểu bài: Nghị luận văn học
- Các thao tác cần dùng: Phân tích, nêu cảm nghĩ….
- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, văn có cảm xúc, dẫn chứng chính xác, bố cục hợp lí…
- Nội dung: Tâm trạng và tư thế của nhà thơ lúc lên đường.
II. YÊU CẦU CỤ THỂ:
* Học viên có thể trình bày những cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý chính sau:
1. Mở bài:
- Phan Bội Châu tên là Phan Văn San (1867 - 1940), hiệu Sào Nam, người huyện Nam Đàn, Nghệ An, đậu giải Nguyên năm 1990.
- Ông là một trong những chí sĩ yêu nước đầu tiên mở ra con đường cách mạng mới theo hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX và là người sáng lập ra Duy Tân hội.
- Ông vừa là một lãnh tụ cách mạng vừa là một nhà văn, nhà thơ lớn với những tác phẩm tiêu biểu: Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, Ngục trung thư, Trùng Quang tâm sử, Phan Bội Châu niên biểu…
- Mặc dù sự nghiệp không thành nhưng Phan Bội Châu mãi mãi là tấm gương sáng về lòng yêu nước, thương dân và ý chí cách mạng kiên cường, được nhân dân kính phục.
- Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương được ông sáng tác trong buổi họp mặt chia tay với một số đồng chí thân thiết, tin cậy của mình trước khi lên đường sang nhật để tìm đường cách mạng. Nội dung bài thơ khắc họa vẻ đẹp lãng mạn hào hùng, chí khí lớn lao, tư tưởng mới mẻ và bầu nhiệt huyết sôi sục của nhà chí sĩ yêu nước trước lúc ra đi tìm đường cứu nước.
2. Thân bài:
+ Hai câu đề: Là tuyên ngôn về chí làm trai:
“Làm trai phải lạ ở trên đời
“Há để càn khôn tự chuyển dời.”

- Câu thơ đầu bộc lộ chí làm trai vốn là một lí tưởng nhân sinh trong thời đại phong kiến:
đã là trang nam nhi thì phải tạo dựng sự nghiệp phi thường để lưu danh thiên cổ.Chí làm trai phải gắn với sự nghiệp cứu nước giải phóng quê hương ( tư tưởng tiến bộ của PBC.
- Câu thứ hai: Tầm vóc của con người trong vũ trụ :
+ Sống không tầm thường, không thụ động, sống tích cực.
+ Phải tự mình xoay chuyển đất trời, xoay chuyển tình thế, quyết định thời cuộc, thực hiện khát vọng lớn lao.
( Giọng thơ rắn rỏi + nhịp 2/4 rồi 4/2 ( ý tưởng táo bạo bạo, một quyết tâm cao và niềm tự hào của đông nam nhi
+ Hai câu thực: Ý thức trách nhiệm cá nhân giữa cuộc đời:
“Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này muôn thuở, há không ai?”

- Nguyên tác: “hữu ngã” ( “có ta”, bản dịch: “tớ” ( sự trẻ trung, hóm hỉnh ( thái độ hăm hở của nhân vật trữ tình ra đi tìm đường cứu nước.
- Câu hỏi tu từ ( niềm tự hào lớn lao + lời giục giã những người có ý chí lớn lao phải biết nắm lấy thời cơ hành động để tự khẳng định mình.
- Nghệ thuật đối : “bách niên” >< “thiên tải”
( khẳng định vai trò của cá nhân đối với lịch sử: kẻ làm trai phải sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà đất nước giao phó.
( Giọng thơ đĩnh đặc, rắn rỏi thể hiện một cái “tô”“ tích cực, một cái “tôi” trách nhiệm cao cả với khát vọng và quyết tâm cao trong buổi lên đường cứu nước.

+ Hai câu luận: Quan niệm sống đúng, sống đẹp của kẻ sĩ trước thời cuộc:
“Non sông đã chết, sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!”
- “Non sông đã chết” : Đất nước mất chủ quyền thì con người cũng không yên ổn. Nỗi nhục lớn xuất phát từ chỗ con người trở thành nô lệ
( PBC thức tỉnh, cổ vũ lòng yêu nước của nhân dân.
- “Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài”: buổi nước mất nhà tan, sách vở thánh hiền cũng chẳng có ích gì, có nấu sử sôi kinh cũng trở nên vô nghĩa, lạc hậu.
( kêu gọi xếp bút nghiên, cầm lấy gươm súng dành lại nước nhà và từ bỏ lối học cũ :
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Quang Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)