Đề nghị luận xã hôi

Chia sẻ bởi Bùi Ngọc Họa Mi | Ngày 26/04/2019 | 60

Chia sẻ tài liệu: Đề nghị luận xã hôi thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:



NGỮ VĂN 12
______________
























Giáo viên: Bùi Thị Kim Duyên
Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu



ÔN TẬP THI ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
MÔN NGỮ VĂN

CHUYÊN ĐỀ:
LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

I. YÊU CẦU CHUNG:
1. Học sinh làm một bài văn ngắn (khoảng 600 từ - không quá hai trang giấy làm bài) bàn về một tư tưởng đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống.
2. Tuy điều kiện thời gian làm bài rất eo hẹp nhưng học sinh cũng cần phải đảm bảo đúng nghĩa của một bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh. Cụ thể:
- Bài làm phải đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) và giữa các luận điểm, các đoạn trong phần thân bài phải có sự liên kết chặt chẽ. Để làm được như vậy, cần phải:
+ Sử dụng những từ ngữ, những câu văn… để chuyển ý.
+ Câu chuyển ý thường ở đầu đoạn văn (Câu này thường có chức năng: liên kết với ý ở đoạn văn trước đó và mở ra ý mới trong đoạn văn).
+ Không thể trình bày phần thân bài chỉ với một đoạn văn!
- Phải bảo đảm tính cân đối giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) trong toàn bộ bài văn cũng như giữa các luận điểm ở phần thân bài, tránh trường hợp làm bài kiểu “đầu voi đuôi chuột” (phần “mở bài, thân bài” lại nói nhiều, thiếu phần “kết bài”).
- Phải biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận… Trước một đề bài cụ thể, cần suy nghĩ lựa chọn: Nên sử dụng các thao tác lập luận nào? Sắp xếp trình tự các thao tác ra sao?
- Để bài văn có sức thuyết phục, cần sử dụng một số phương thức biểu đạt như biểu cảm, tự sự, miêu tả, thuyết minh… hỗ trợ cho phương thức nghị luận chính.


II. ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG, VẤN ĐỀ NGHỊ LUẬN:
1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
- Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống…
- Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi…
- Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em…
- Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…
- Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.
2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống:
- Đề tài nghị luận thường gần gũi với đời sống và sát hợp với trình độ nhận thức của học sinh: tai nạn giao thông, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, đại dịch AIDS, những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình, phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, những tấm gương người tốt việc tốt…
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống không chỉ có ý nghĩa xã hội mà còn có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo lí, cách sống đúng đắn, tích cực đối với học sinh, thanh niên.
III. ĐỊNH HƯỚNG DÀN Ý CHUNG:
1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận
- Nêu vấn đề cần nghị luận ra ( trích dẫn)
- Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận (có tính chuyển ý)
b. Thân bài:
* Bước 1: Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…).
Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau:
- Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
- Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
- Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập.
* Bước 2: Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng , đạo lí cần bàn luận (…)
Bản chất của thao tác này là giảng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Ngọc Họa Mi
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)