Đề môn sử ôn thi đại học

Chia sẻ bởi Trần Vinh | Ngày 17/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: Đề môn sử ôn thi đại học thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Câu: 24 Nêu nguồn gốc và những sự kiện dẫn đến Chiến tranh lạnh. (L9T13T13S46)
1. Nguồn gốc:
Sau CTTGII, quan hệ Xô - Mĩ chuyển sang đối đầu và đi tới tình trạng Chiến tranh lạnh.
- Trước hết là sự đối lập về mục tiêu, chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ.
+ Liên Xô chủ trương: duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.
+ Mĩ: ra sức chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới. Mĩ lo ngại trước ảnh hưởng của Liên Xô và chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
- Sau chiến tranh, Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử, có tham vọng làm bá chủ thế giới.
2. Những sự kiện dẫn tới Chiến tranh lạnh:
- "Học thuyết Truman " (12 - 3 - 1947):
+ Khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là một nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, biến hai nước này thành căn cứ chống Liên Xô và các nước Đông Âu .
- "Kế hoạch Mácsan" (6 - 1947): Mĩ viện trợ khoảng 17 tỉ USD giúp các nước Tây Âu khôi phục nền kinh tế và tập hợp Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu, tạo nên sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu TBCN và các nước Đông Âu XHCN.
- Việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (Khối NATO) ra đời (4/4/1949) gồm (1. Anh, 2. Pháp, 3. Canađa 4. Italia 5. Bỉ, 6. Hà Lan, 7. Lúc xăm bua, 8. Đan Mạch, 9. Na Uy, 10. Ai xơ len, 11. Bồ Đào Nha. 2/1952 thêm (12)Hi Lạp và (13)Thổ Nhĩ Kỳ, 5/1955 (14)Cộng hòa Liên bang Đức, 1982 (15)Tây Ban Nha, 3/1999 (16)Ba Lan, (17)Hunggari, (18)Séc, 4/2004 (19) Bungari, (20)Extônia,(21) Látvia,(22) Lítva, (23)Rumani, (24) Slôvakia,(25) Slôvênia) đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.
- Đối phó với Mĩ, Liên Xô thành lập "Hội đồng tương trợ kinh tế" (1-1949) và "Tổ chức Hiệp ước Vácsava" (5-1955) (gồm: Anbani, Balan, Hunggari, Bunggari, cộng hòa dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Rumani) đây là một Liên minh chính trị, quân sự của các nước XHCN.
=> Cục diện hai cực, hai phe được xác lập. Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.















Câu: 25 Tóm tắt nội dung các cuộc chiến tranh cục bộ trong sự đối đầu Đông - Tây từ năm 1945 đến năm 1975.
- Chiến tranh lạnh diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực từ chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa-tư tưởng...cục chiến tranh cục bộ đã diễn ra ở nhiều khu vực như Đông Nam Á, Triều Tiên, Trung Đông,...
1. Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945-1954):
- Sau CTTG II, Pháp xâm lược trở lại 3 nước Đông Dương. Nhân dân Đông Dương kiên cường kháng chiến.
- Chiến tranh Đông Dương chịu sự tác động của hai phe:
+ Từ 1949, Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN giúp đỡ cách mạng Đông Dương.
+ Từ 1950, Mĩ can thiệp sâu vào Đông Dương, giúp Pháp tiếp tục chiến tranh xâm lược.
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Gơnevơ về Đông Dương được kí kết (7 - 1954), công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương. Đây là thắng lợi của nhân dân Đông Dương, nhưng cũng phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai phe.
2. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953):
- Sau CTTG II, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Bắc, Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm giới tuyến.
- Năm 1948, hai chính quyền được thành lập:
+ Đại Hàn Dân quốc (8 - 1948) do Mĩ bảo trợ.
+ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (9 - 1948) do Liên Xô bảo trợ.
- 1950 -
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Vinh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)