đề Lý 11 HK2 -2015-2016 HCM

Chia sẻ bởi Đỗ Hồ Bảo Châu | Ngày 26/04/2019 | 63

Chia sẻ tài liệu: đề Lý 11 HK2 -2015-2016 HCM thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:


ĐỀ SỐ 1: TRƯỜNG THPT NGUYỄN THƯỢNG HIỀN, QUẬN TÂN BÌNH
Câu 1: Định nghĩa dòng điện Fu – cô:
Nêu một ví dụ trường hợp dòng điện Fu – cô có hại và cách khắc phục.
Nêu 2 ví dụ cho trường hợp dòng điện Fu – cô có lợi.
Câu 2: Định nghĩa hiện tượng phản xạ toàn phần và nêu điều kiện để có hiện tượng phản ứng phản xạ toàn phần. Viết công thức xác định góc giới hạn phản xạ toàn phần.
Câu 3: Định nghĩa lăng kính. Nêu các đặc trưng của lăng kính. Vẽ đường truyền tia sáng qua lăng kính có chiết suất n đặt trong không khí, có tia ló ở mặt bên thứ hai.

Câu 4: Cho thấu kính (L) đặt trong không khí. Đặt một vật sáng AB= 4 cm trước thấu kính, vuông góc với trục chính của thấu kính và có đường truyền tia sáng đi qua như hình vẽ:
(L) là thấu kính gì? Bằng phép vẽ (có giải thích), hãy xác định (đúng theo thứ tự yêu cầu):
ảnh A1B1 cho bởi thấu kính.
Tiêu điểm ảnh chính của thấu kính.
Tiêu điểm vật chính của thấu kính.
Giữ thấu kính (L) cố định, tịnh tiến vật AB dọc theo trục chính của thấu kính một đoạn 16 cm thì ảnh cũng tịnh tiến một đoạn 2 cm. Biết độ lớn của ảnh lúc đầu gấp 2 lần độ lớn của ảnh lúc sau. Tìm độ lớn của 2 ảnh ấy và tính tiêu cực của thấu kính (L).

Câu 5: Cho ống dây dài 0,5 m, lõi không khí, gồm 1000 vòng, mỗi vòng có đường kính 10 cm, được mắc vào một mạch điện.
Biết cường độ dòng điện trong ống dây biến thiên theo thời gian như đồ thị:
Tính suất điện động tự cảm trong ống dây ứng với các giai đoạn biến thiên cường độ dòng điện trong ống dây.
Xác định độ biến thiên của từ thông ứng với các giai đoạn biến thiên của cường độ dòng điện trong ống dây.

ĐỀ SỐ 2: TRƯỜNG THPT MẠC ĐỈNH CHI, NÂNG CAO, QUẬN 6
Câu 1:
Phát biểu định luật Lentz (Len – xơ) về chiều dòng điện cảm ứng.
Một khung dây dẫn phẳng kín đặt trong vùng từ trường đều trong khoảng thời gian 0,4s, từ thông qua khung dây biến thiên một lượng 1,2Wb. Tính độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung?
Dùng một dây điện từ được bọc một lớp cách điện rất mỏng cho trước, quấn thành ống dây dài. Các vòng dây sát nhau. Em hãy nêu ra một cách quấn sao cho ống dây có độ tự cảm là nhỏ nhất? Giải thích?
Câu 2: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 40cm. Một vật sáng AB cao 1,5mm, đặt trước và vuông góc với trục chính (A nằm trên trục chính) và cách thấu kính 60cm.
Xác định vị trí, tính chất và độ cao của ảnh A1B1 của AB cho bởi thấu kính?
Dời vật dọc theo trục chính một đoạn 30cm lại gần thấu kính. Tính khoảng cách giữa vật và ảnh?
Câu 3: Một người bị cận thị, mua hai kính đeo sát mắt để khắc phục. Khi sử dụng (1) có độ tụ D1 = -2 điốp thì có thể nhìn rõ các mắt từ 12,5cm đến vô cực. Hỏi khi sử dụng kính (2) có độ tụ D2 = -4 điốp thì có thể nhìn rõ các vật trong khoảng nào trước mắt? Theo em người này nên chọn đeo kính nào thì tốt nhất? Giải thíc?
Câu 4:Một điểm sáng S nằm trên trục chính của một thấu kính phân kỳ mỏng cho ảnh S’. Biết rằng S và S’ nằm ở hai bên và cách tiêu điểm ảnh F’ theo thứ tự các đoạn 20cm và 16cm. Tính tiêu cự của thấu kính?
ĐỀ SỐ 3: TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ, CƠ BẢN A, QUẬN TÂN PHÚ
Câu 1: Nêu khái niệm về sự điều tiết của mắt. Trình bày các đặc điểm của mắt cận thị và cách khắc phục?
Áp dụng: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 10cm. Xác định tiêu cự của kính cần đeo sát mắt để đọc dòng chữ gần nhất cách mắt 15cm.
Câu 2: Thế nào là hiện tượng cảm ứng điện từ. Phát biểu định luật Faraday về hiện tượng này?
Áp dụng: một khung dây dẫn hình vuông có cạnh là 5cm gồm 10 vòng dây. Khung dây đặt trong từ trường đều, sao cho mặt phẳng khung dây hợp với véc tơ cảm ứng từ một góc 300. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây khi cảm ứng từ giảm dần từ 3.10-3 T đến 10-3T trong thời gian 0,1 giây.
Câu 3: Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Viết biểu thức
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Hồ Bảo Châu
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)