ĐỀ LUYỆN THI THPT QG 2017

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Bình | Ngày 26/04/2019 | 55

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ LUYỆN THI THPT QG 2017 thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ: 094
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA
NĂM HỌC 2016-2017 – MÔN SINH HỌC 12
Thời gian làm bài: 50 phút (40 câu trắc nghiệm)


Họ, tên thí sinh:........................................................................................................ SBD: .............................

Câu 1: Quần thể nào sau đây có tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn lớn nhất sau 4 thế hệ?
A. Quần thể tự phối có cấu trúc di truyền thế hệ P: 0,3AA: 0,6Aa: 0,1aa.
B. Quần thể tự phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ P: 0,6AA: 0,3Aa: 0,1aa.
C. Quần thể giao phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ P: 0,4AA: 0,2Aa: 0,4aa.
D. Quần thể giao phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ P: 0,4AA: 0,3Aa: 0,3aa.
Câu 2: Trong điều kiện phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại nuclêôtit để tổng hợp một phân tử mARN nhân tạo. Để phân tử mARN sau tổng hợp có thể thực hiện dịch mã tổng hợp chuỗi pôlipeptit. Ba loại nuclêôtit được sử dụng là
A. G, A, U. B. U, G, X. C. A, G, X. D. U, A, X.
Câu 3: Ở người, alen A quy định da bình thường, alen đột biến a quy định da bạch tạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong 1 gia đình bố mẹ đều bình thường sinh con trai bị bạch tạng. Biết mọi người khác trong gia đình bình thường, quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Kiểu gen của bố mẹ là
A. Aa x Aa. B. Aa x AA. C. XAXa x XAY. D. AA x AA.
Câu 4: Tác động đa hiệu của gen là
A. Một gen tác động át chế gen khác để quy định nhiều tính trạng.
B. Một gen tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng.
C. Một gen tác động cộng gộp với gen khác để quy định nhiều tính trạng.
D. Một gen tác động bổ trợ với gen khác để quy định nhiều tính trạng.
Câu 5: Một trong những đặc điểm của thường biến là
A. có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
B. phát sinh trong quá trình sinh sản hữu tính.
C. xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định.
D. di truyền được cho đời sau, là nguyên liệu của tiến hóa.
Câu 6: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quá trình hình thành loài mới chỉ diễn ra trong cùng khu vực địa lí.
B. Hình thành loài bằng cách li địa lí có thể có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái là con đường hình thành loài nhanh nhất.
D. Hình thành loài mới bằng cơ chế lai xa và đa bội hoá chỉ diễn ra ở động vật.
Câu 7: Về phương diện lí thuyết, quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi
A. điều kiện môi trường bị giới hạn và không đồng nhất.
B. điều kiện môi trường không bị giới hạn (môi trường lí tưởng).
C. mức độ sinh sản giảm và mức độ tử vong tăng.
D. mức độ sinh sản và mức độ tử vong tăng xấp xỉ như nhau.
Câu 8: Hiện tượng nào sau đây phản ánh sự biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì?
A. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 đến 4 năm số lượng cáo lại tăng lên 100 lần sau đó lại giảm.
B. Ở vùng biển Pêru - với chu kì 7 năm – khi có dòng nước nóng chảy qua, số lượng cá cơm giảm mạnh.
C. Ở Việt Nam vào mùa xuân ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều.
D. Ở miền Bắc Việt Nam vào những năm có mùa đông lạnh, nhiệt độ xuống thấp (dưới 70C) số lượng ếch nhái giảm nhiều.
Câu 9: Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới, bằng chứng trực tiếp dùng để xác định loài xuất hiện trước, loài xuất hiện sau là
A. cơ quan thoái hóa. B. cơ quan tương đồng. C. cơ quan tương tự. D. hóa thạch.
Câu 10: Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể
A. là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi.
B. có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.
C. là vị trí liên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)