Đề luyện thi HSG văn 6

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Minh Hà | Ngày 27/04/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: Đề luyện thi HSG văn 6 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

HƯỚNG DẪN HỌC SINH LUYỆN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI


.ĐỀ 1:
Câu 1: Xác định và nói rõ tác dụng của phép tu từ so sánh, nhân hoá trong đoạn thơ sau:
“ Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền.
Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp.
Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.”
                                                                    (Khánh Chi, “Biển”)
Câu 2:
Cho hai nhân vật là một giọt nước mưa còn đọng trên lá non và một vũng nước đục ngầu trong vườn. Hãy hình dung cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật và kể lại bằng một bài văn ngắn không quá một trang giấy thi.
Câu 3:
Một buổi tối, sau khi đã học bài xong, em bước ra sân, hít thở không khí trong lành của màn đêm yên tĩnh. Hãy tả lại khung cảnh quanh em lúc đó.

Gợi ý làm bài
Câu 1:
Ý 1: Xác định được các phép so sánh nhân hoá:
+ So sánh: biển như người khổng lồ; biển như  trẻ con.
+ Nhân hoá: Vui, buồn, suy nghĩ, hát, mơ mộng, dịu hiền
        Ý 2:  Nêu được tác dụng: (1,5 điểm)
+ Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau
+ Biển được nhà thơ cảm nhận như những con người cụ thể: khi thì to lớn, hung dữ như người khổng lồ; khi thì nhỏ bé hiền lành dễ thương, đáng yêu như trẻ con.
  Nhờ các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá đoạn thơ đã gợi tả thật rõ, thật cụ thể màu sắc, ánh sáng theo thời tiết, thời gian; tạo nên những bức tranh sống động về biển.

 Câu 2:         
          Yêu cầu về nội dung:
Bài văn phải ghi lại cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật: Giọt nước mưa đọng trên lá non và vũng nước đục ngầu trong vườn. Qua cuộc trò chuyện lí thú này, người kể phải gửi gắm trong đó một nội dung giáo dục cụ thể. Đây là một câu chuyện tưởng tượng hoàn toàn

·         Yêu cầu cụ thể:
+ Mở bài: (0,25 điểm)
Giới thiệu hoàn cảnh và nhân  vật.
+ Thân bài: ( 2,5 điểm)
Diễn biến  cuộc trò chuyện lí thú của hai nhân vật.
            Giọt Nước Mưa xinh đẹp nhưng kiêu ngạo, không tự biết mình.
          Vũng Nước điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đến hình thức.
+ Kết bài:
Kết thúc câu chuyện. Ý nghĩa giáo dục trong thực tiễn cuộc sống.
Câu 3:
+ Mở bài:
Giới thiệu hoàn cảnh và đối tượng miêu tả: khung cảnh màn đêm yên tĩnh.
 + Thân bài:
        Lúc bước ra sân: bao quát không gian
      - Màn đêm thăm thẳm, vầng trăng tròn nho nhỏ. Khu vườn tràn ngập ánh trăng, bóng cây...
      -   Gió thổi, lá cây xào xạc rung động, mùi hương trái chín lan toả ngào ngạt. Tiếng côn trùng rả rích kêu...
         Ngồi lặng ngắm cảnh vật xung quanh:
     -  Gió thổi nhẹ, tiếng lá xào xạc nghe rõ hơn.
     -  Không gian mát mẻ, trong lành...
     - Các nhà trong xóm: ánh điện sáng trưng, tiếng cười nói vui vẻ, tiếng ru êm đềm ngọt ngào...
     -  Ánh trăng càng về khuya càng lung linh soi sáng không gian, cảnh vật.
        Lúc bước vào nhà:
     -   Qua khung cửa sổ: vầng trăng tròn, ánh trăng huyền ảo, tiếng chim đêm khắc khoải trong kẽ lá. Tất cả dần đi vào tĩnh lặng.
+ Kết bài:
Cảm nghĩ về đối tượng miêu tả. Liên hệ với tình yêu thiên nhiên, quê hương.

ĐỀ 2:
Câu 1: Chỉ ra và phân tích nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau:
“Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong buổi bình minh để mừng cho sự trường thọ của biển Đông…”.
(Trích “Cô Tô” – Nguyễn Tuân- Ngữ văn 6, tập II)
Câu 2:
Một buổi sáng tới trường sớm để làm trực nhật. Em bỗng thấy một cây non trong sân trường bị bẻ gãy cành, rụng lá. Điều gì đã xảy ra? Em hãy kể lại chuyện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Minh Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)