De luyen thi HSG 11

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Phúc | Ngày 26/04/2019 | 57

Chia sẻ tài liệu: de luyen thi HSG 11 thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

BÀI LUYỆN THI HS G MÔN SINH 11 SỐ 1
Câu 1:( 3 điểm ) Cho đồ thị sau:

Hãy cho biết?
a. Đường cong nào biểu diễn cường độ quang hợp, đường cong nào biểu diễn cường độ hô hấp?
Điểm A và B được gọi là gì?
b. Giải thích ảnh hưởng của nồng độ CO2 đối với 2 quá trình trên?
c. Cần điều khiển nồng độ CO2 như thế nào để thu được năng suất cao nhất?
d. Ứng dụng trong bảo quản nông sản?

Câu 2: (3 điểm)
1. Nêu sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hóa của động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt. Giải thích vì sao có sự khác nhau đó?
2. Tại sao nói tiêu hóa ở ruột non là giai đoạn tiêu hóa quan trọng nhất?
3. Tại sao những người huyết áp cao dễ bị xuất huyết não và có thể dẫn tới bại liệt hoặc tử vong?
Câu 3: (2 điểm)
1. So sánh pha sáng và pha tối của quá trình quang hợp ở thực vật C3?
2. Hãy cho biết đặc điểm 2 con đường thoát hơi nước qua lá. Giải thích câu nói của nhà Sinh lý học người Nga “ Thoát hơi nước là tai hoạ tất yếu của cây ”
Câu 4: (3 điểm)
1. Trình bày mối liên quan và sự khác nhau cơ bản giữa giữa quang hợp và hô hấp.
2. Hệ số hô hấp( RQ) là gì? Hãy tính hệ số hô hấp khi nguyên liệu hô hấp là Glucozơ(C6H12O6), axit Ôxalic (C2H2O4), Glixêri(C3H8O3).
3. Dựa trên đặc điểm hô hấp ở thực vật, hãy nêu cơ sở khoa học của các phương pháp bảo quản nông sản: bảo quản lạnh, bảo quản khô và bảo quản ở nồng độ CO2 cao.


Câu 5: (3 điểm)
1. Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín về cấu tạo và hoạt động.
2. Dựa vào hiểu biết về cấu tạo và hoạt động của hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép ở cá chép, ếch, rắn hổ mang và chim bồ câu, hãy cho biết:
a. Loài động vật nào ở trên có sự pha trộn giữa máu giàu O2 (máu đỏ tươi) và máu giàu CO2 ( máu đỏ xẫm) là nhiều nhất? Giải thích.
b. Những loài động vật nào ở trên không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2? Giải thích.
Câu 6: ( 3 điểm )
Xét 3 tế bào sinh dưỡng I, II, III của một loài, các tế bào này đều nguyên phân trong cùng một thời gian 3h. Số tế bào con sinh ra từ tế bào I bằng số NST đơn trong bộ NST lưỡng bội của loài. Các tế bào con của tế bào II có số NST đơn gấp 4 lần số NST đơn trong bộ NST lưỡng bội của 1 tế bào. Các tế bào con thuộc tế bào III có 16 NST đơn. Tổng số tế bào con được tạo thành từ 3 tế bào trên có 112 NST ở trạng thái chưa tự nhân đôi.
a. So sánh tốc độ phân bào của 3 tế bào trên?
b. Tính thời gian cần thiết cho mỗi chu kỳ tế bào đối với mỗi tế bào.
c. Cũng ở loài trên, xét 1 tế bào sinh dục sơ khai với các NST thường kí hiệu A đồng dạng với a, B đồng dạng với b, D đồng dạng với d. Môi trường tế bào đã cung cấp cho tế bào này 31 NST A để hình thành các tế bào con, các tế bào con đều giảm phân để tạo 128 giao tử. Tế bào sinh dục nêu trên là tế bào sinh tinh hay sinh trứng? Vì sao?
Câu 7: ( 3 điểm )
Một hợp tử của một loài sinh vật, sau 7 đợt nguyên phân liên tiếp, môi trường tế bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 1016 NST đơn.
a. Tìm bộ NST lưỡng bội của loài.
b. Khi loài đó phát sinh giao tử, có mấy loại tinh trùng, mấy loại trứng được tạo ra khác nhau về nguồn gốc NST của cha và mẹ.
c. Tính tỷ lệ các kiểu giao tử có 1,2,3,4 NST có nguồn gốc từ bố.



………Hết……










Hs trình bày vào giấy và nộp lại cho GV vào sáng thứ 2 ngày 17/11

BÀI LUYỆN THI HSG MÔN SINH 11 SỐ 2
Năm học 2013 - 2014

Câu 1: 4 đ
Khi không khí bão hoà hơi nước, lượng nước dư thừa do cây hút vào sẽ được thoát ra ngoài bằng cách nào? Cách thoát nước này đã chứng minh được điều gì?
Dưới đây là sơ đồ tổng hợp chất hữu cơ trong pha tối ở cây
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Phúc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)