De luye dai hoc so 3

Chia sẻ bởi Sarah Cao | Ngày 11/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: De luye dai hoc so 3 thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI D NĂM 2010
LẦN THỨ 1

MÔN THI : NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)

CÂU I: (2 điểm)
Hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu.

CÂU II: (3 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau đây của A. Lincoln: “Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào”.

PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong 2 câu (câu III.a hoặc câu III.b)

Câu III.a Theo chương trình chuẩn (5 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hai hình tượng nhân vật Việt (trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi ) và Tnú (trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành) qua ngòi bút của mỗi nhà văn.
CÂU III.b Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm)
Trong bài thơ Tiếng hát con tàu , Chế Lan Viên có viết một đoạn thơ hay và xúc động về nhân dân:
… Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai ,chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

Con nhớ anh con, người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.

Con nhớ em con, thằng em liên lạc
Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ
Sáng bản Na chiều em qua bản Bắc
Mười năm tròn ! Chưa mất một phong thư

Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mế thức một mùa dài.
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi…
( Ánh sáng và phù sa, NXB Văn học, Hà Nội, 1960)

Bình giảng đoạn thơ trên .
-------------------------------------------------HẾT----------------------------------------------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.


TRƯỜNG CHUYÊN LƯƠNG VĂN CHÁNH

ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI D NĂM 2010
Môn: Ngữ Văn

Câu

Nội dung
Điểm

I

Trình bày hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy
2,0


1.
- Bài thơ được viết vào tháng 7 năm 1938, lúc Tố Hữu mới 18 tuổi, khi nhà thơ giác ngộ lý tưởng cách mạng.
- Bài thơ được in trong phần thơ “Máu lửa”- phần thơ đầu trong ba phần thơ của tập thơ “Từ ấy” (Máu lửa,Xiềng xích, Giải phóng)
1,0



2

- Tên bài thơ là “Từ ấy”. Từ ấy vốn là một trạng ngữ thời gian phiếm định nhưng ở bài thơ này, đó lại là một thời gian được xác định. Đó là thời điểm có ý nghĩa nhất đối với nhà thơ- một thanh niên “đang bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước” đã chọn được con đường đi. Từ ấy là khoảnh khắc, là thời điểm diệu kỳ đánh dấu mối duyên đầu của một thanh niên đối với cách mạng, là giây phút đã biến thành thiên thu trong tình cảm của nhà thơ

- Chọn tên bài thơ để đặt tên cho cả tập thơ đầu tay bởi từ ấy là giây phút thiêng liêng và hạnh phúc, là dấu ấn thời gian khó phai trên con đường cách mạng, con đường thơ của Tố Hữu.

1,0






II

Suy nghĩ về ý kiến của A.Lincoln
3,0


1
Giải thích ý kiến
0,5




- Thất bại là hỏng việc, thua mất, là không đạt được kết quả, mục đích như dự định

- Mức độ, hậu quả của sự thất bại không phải là vấn đề quan trọng nhất. Điều quan trọng hơn cả là nhận thức, thái độ của con người trước sự thất bại trong cuộc sống



2
Bàn luận về thái độ cần có trước thất bại
1,5




- Trước một sự việc không thành, con người cần có sự bình tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân của sự thất bại ( khách quan và chủ quan)
- Dám đối mặt để chấp nhận, không né tránh sự thật, cũng không
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Sarah Cao
Dung lượng: 77,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)