ĐỀ KTHS TIẾNG VIỆT LỚP 5 LẦN 1
Chia sẻ bởi Thái Minh Trung |
Ngày 10/10/2018 |
42
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KTHS TIẾNG VIỆT LỚP 5 LẦN 1 thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI LỚP 5 – LẦN 1 Môn : Tiếng Việt Thời gian : 90 phút
Câu 1: (1,5 điểm)
Tìm 3 thành ngữ, tục ngữ nói về đạo đức và lối sống lành mạnh, tốt đẹp của con người Việt Nam.
Câu 2: (2 điểm)
Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, tươi tốt, phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào 2 cột Từ láy, Từ ghép
Câu 3: (1,5 điểm)
Xác định bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ trong mỗi câu sau: a) Tiếng cá quẫy tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền. b) Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ. c) Học quả là khó khăn vất vả.
Câu 4: (1 điểm)
Tìm từ trái nghĩa trong câu sau:
Chết vinh hơn sống nhục. Câu 5: (4 điểm)
“ Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”
Đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả cây tre ? Trong đoạn thơ trên, hình ảnh nào em cho là đẹp nhất ? Vì sao ?
Câu 6: (10 điểm)
Em hãy tả lại cảnh trường em trước buổi học.
………………….Hết…………………..
Lưu ý: Không yêu cầu học sinh phải chép đề vào bài làm .
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA LẦN 1
Câu 1: (1,5đ) . Tìm đúng 3 thành ngữ, tục ngữ theo yêu cầu. mỗi câu 0,5 điểm .Ví dụ: - Đói cho sạch, rách cho thơm. - Lá lành đùm lá rách. - Uống nước nhớ nguồn.
Bài 2: (2đ). Xếp đúng các từ đã cho vào 2 cột: Đúng mỗi từ 0,25 điểm. - Từ láy: chậm chạp, mê mẩn, mong mỏi, tươi tắn, vương vấn - Từ ghép: châm chọc, mong ngóng, nhỏ nhẹ, tươi tốt, phương hướng.
Câu 3: (1,5đ) . Xác định đúng mỗi câu 0,5 điểm.
a) Tiếng cá quẫy tũng toẵng / xôn xao quanh mạn thuyền. CN VN b) Những chú gà nhỏ như những hòn tơ / lăn tròn trên bãi cỏ. CN VN c) Học / quả là khó khăn vất vả. CN VN
Câu 4: (1đ) . Đúng mỗi cặp từ 0,5 điểm.
Chết > < sống ; vinh > < nhục
Câu 5: (4đ)
Bằng biện pháp nhân hóa, nhà thơ Nguyễn Duy đã bộc lộ được phẩm chất cao đẹp của cây tre Việt Nam. Thông qua đó tác giả muốn bộc lộ phẩm chất cao quý của con người Việt nam. Hình ành đó gợi cho ta sự kiêu hãnh, hiên ngang, ngay thẳng, kiên cường, bất khuất trước mọi nguy nan của dân tộc Việt Nam:
“ Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường”
Cao đẹp và tự hào hơn đó là sự dãi dầu, chịu đựng mọi khó khăn gian khổ trong cuộc sống, biết yêu thương nhường nhịn, che chở đủm bọc cho con của cây tre:
“Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”
Qua đó tác giả muốn bộc lộ phẩm chất cao quý, truyền thống đáng tự hào của con người Việt Nam đó là truyền thống yêu nước thương nòi của dân tộc Việt Nam.
Câu 6: (10đ)
Bài viết có độ dài tối thiểu 20- 25 dòng; đúng thể loại văn miêu tả đã học. Nội dung cần làm nổi bật được những yêu cầu: - Nêu rõ trình tự những nét chính về quang cảnh ngôi trường trước buổi học. - Bộc lộ được cảm xúc của bản thân trước quang cảnh ngôi trường. - Diễn đạt rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng; viết đúng chính tả, trình bày bài sạch sẽ.
Câu 1: (1,5 điểm)
Tìm 3 thành ngữ, tục ngữ nói về đạo đức và lối sống lành mạnh, tốt đẹp của con người Việt Nam.
Câu 2: (2 điểm)
Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, tươi tốt, phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào 2 cột Từ láy, Từ ghép
Câu 3: (1,5 điểm)
Xác định bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ trong mỗi câu sau: a) Tiếng cá quẫy tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền. b) Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ. c) Học quả là khó khăn vất vả.
Câu 4: (1 điểm)
Tìm từ trái nghĩa trong câu sau:
Chết vinh hơn sống nhục. Câu 5: (4 điểm)
“ Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”
Đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả cây tre ? Trong đoạn thơ trên, hình ảnh nào em cho là đẹp nhất ? Vì sao ?
Câu 6: (10 điểm)
Em hãy tả lại cảnh trường em trước buổi học.
………………….Hết…………………..
Lưu ý: Không yêu cầu học sinh phải chép đề vào bài làm .
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA LẦN 1
Câu 1: (1,5đ) . Tìm đúng 3 thành ngữ, tục ngữ theo yêu cầu. mỗi câu 0,5 điểm .Ví dụ: - Đói cho sạch, rách cho thơm. - Lá lành đùm lá rách. - Uống nước nhớ nguồn.
Bài 2: (2đ). Xếp đúng các từ đã cho vào 2 cột: Đúng mỗi từ 0,25 điểm. - Từ láy: chậm chạp, mê mẩn, mong mỏi, tươi tắn, vương vấn - Từ ghép: châm chọc, mong ngóng, nhỏ nhẹ, tươi tốt, phương hướng.
Câu 3: (1,5đ) . Xác định đúng mỗi câu 0,5 điểm.
a) Tiếng cá quẫy tũng toẵng / xôn xao quanh mạn thuyền. CN VN b) Những chú gà nhỏ như những hòn tơ / lăn tròn trên bãi cỏ. CN VN c) Học / quả là khó khăn vất vả. CN VN
Câu 4: (1đ) . Đúng mỗi cặp từ 0,5 điểm.
Chết > < sống ; vinh > < nhục
Câu 5: (4đ)
Bằng biện pháp nhân hóa, nhà thơ Nguyễn Duy đã bộc lộ được phẩm chất cao đẹp của cây tre Việt Nam. Thông qua đó tác giả muốn bộc lộ phẩm chất cao quý của con người Việt nam. Hình ành đó gợi cho ta sự kiêu hãnh, hiên ngang, ngay thẳng, kiên cường, bất khuất trước mọi nguy nan của dân tộc Việt Nam:
“ Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường”
Cao đẹp và tự hào hơn đó là sự dãi dầu, chịu đựng mọi khó khăn gian khổ trong cuộc sống, biết yêu thương nhường nhịn, che chở đủm bọc cho con của cây tre:
“Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”
Qua đó tác giả muốn bộc lộ phẩm chất cao quý, truyền thống đáng tự hào của con người Việt Nam đó là truyền thống yêu nước thương nòi của dân tộc Việt Nam.
Câu 6: (10đ)
Bài viết có độ dài tối thiểu 20- 25 dòng; đúng thể loại văn miêu tả đã học. Nội dung cần làm nổi bật được những yêu cầu: - Nêu rõ trình tự những nét chính về quang cảnh ngôi trường trước buổi học. - Bộc lộ được cảm xúc của bản thân trước quang cảnh ngôi trường. - Diễn đạt rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng; viết đúng chính tả, trình bày bài sạch sẽ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thái Minh Trung
Dung lượng: 33,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)