Đề KTHK I (2 mã đề, có đáp án và ma trận)

Chia sẻ bởi Hoàng Đức | Ngày 18/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: Đề KTHK I (2 mã đề, có đáp án và ma trận) thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Họ và tên : ……………………………..
Lớp : ……………………………………
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Năm học : 2008 – 2009
Môn : Ngữ văn 6
Đề : 1
Thời gian làm bài 90 phút


Phần I : Trắc nghiệm (4 điểm):
Khoanh tròn vào một chữ cái đúng đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1 : Mục đích chính của truyện cười là gì?
A. Nêu bài học giáo dục con người.
B. Tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán.
C. Đả kích một vài thói xấu.
D. Phản ánh hiện thực cuộc sống
Câu 2 : Nhóm truyện nào trong các nhóm sau đây không cùng thể loại?
A. Cây bút thần, Thạch Sanh, Ông lão đánh cá và con cá vàng.
B. Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn tinh - Thuỷ tinh.
C. Sự tích Hồ Gươm, Em bé thông minh, Treo biển.
D. Thầy bói xem voi, Ếch ngồi đáy giếng, Chân – Tay - Mắt - Miệng.
Câu 3: Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
A. Bất hạnh
B. Có tài lạ

C. Thông minh
D. Dũng sĩ

Câu 4 : Truyện Con hổ có nghĩa thuộc thể loại gì?
A. Truyện văn xuôi
B. Truyện thơ

C. Truyện Nôm
D. Truyện ngụ ngôn

Câu 5 : Tại sao tác giả lại xây dựng câu chuyện về con hổ có nghĩa mà không phải là con người có nghĩa?
A. Vì đã là con người thì phải có nghĩa.
B. Vì con người sống với nhau không có nghĩa.
C. Muốn mượn chuyện con hổ để giáo huấn con người.
D. Vì đã từng có câu chuyện thật như thế.
Câu 6 : Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là :
A. Trạng ngữ
B. Chủ ngữ

C. Vị ngữ
D. Bỗ ngữ

Câu 7 : Dòng nào sau đây nói đúng quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam:
A. Viết hoa tất cả các tiếng.
B. Viết hoa tiếng đầu tiên.
C. Viết hoa chữ cái đầu tiên của tiếng đầu tiên.
D. Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.
Câu 8 : Hãy chữa lỗi chính tả theo nguyên tắc viết hoa cho các danh từ riêng trong đoạn thơ sau :

Chữa lại

Đây Hồ Gươm, hồng hà, hồ tây
Đây lắng hồn núi sông ngàn năm
Đây thăng long, đây đông đô Hà Nội
Hà Nội mến yêu!
(Người Hà Nội - Nguyễn Đình Thi)
……………………………………………
……………………………………………
……………………………………………
…………………………………………….

Câu 9 : Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai

Câu 10 : Tìm từ thích hợp trong các từ (diến biến, trình tự, chủ đề, sắp xếp, bố trí) để hoàn thiện định nghĩa sau :
Lập ý là (1) ………………………. việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được (2) ……………………. của câu chuyện và hiểu được ý định của người viết. Phải xác định được đâu là chỗ bắt đầu và chỗ kết thúc của câu chuyện và sắp xếp các ý theo một (3) ……………………. nào đó nhằm làm nổi bật (4) ………………... của bài văn.
Phần II : Tự luận (6 điểm).
Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến.








ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
Môn : Ngữ văn 6
Đề : 1

Phần I : Trắc nghiệm (4 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm.
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10



Đáp án


B


C


D


A


C


B


D
Các từ viết sai :
- Hồng Hà.
- Hồ Tây.
- Thăng Long.
- Đông Đô


A
Trình tự đúng:
(1) sắp xếp.
(2) diễn biến
(3) trình tự
(4)chủ đề


Phần II : Tự luận (6 điểm).
Học sinh viết theo dàn bài sau :
- Mở bài (1 điểm):
Giới thiệu về thầy giáo hoặc cô giáo mà em quí mến (có thể đã giảng dạy trước kia hoặc đang trực tiếp giảng dạy).
- Thân bài (4 điểm) :
+ Giới thiệu về minh và quan hệ với thầy, cô đó.
+ Những việc làm của thầy, cô đối với học sinh.
+ Hình ảnh thầy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Đức
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)