Đề KTGK1_TV5
Chia sẻ bởi Lưu Đức Quỳnh |
Ngày 10/10/2018 |
43
Chia sẻ tài liệu: Đề KTGK1_TV5 thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
Hình thức chế bản đề kiểm tra (phô tô phát cho từng HS)
Họ và tên: ......................................................... .........................................................
Lớp 5......
Ngày ....tháng ....năm 200
đề kiểm tra giữa học kì I - môn tiếng việt lớp 5
đề chẵn
Bài kiểm tra đọc
(30 phút)
A - Đọc thầm :
Tiếng chim buổi sáng
Sáng ra trời rộng đến đâu
Trời xanh như mới lần đầu biết xanh
Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng
Tiếng chim vỗ cánh bầy ong
Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm
Gọi bông lúa chín về thôn
Tiếng chim nhuộm óng cây rơm trước nhà
Tiếng chim cùng bé tưới hoa
Mát trong từng giọt nước hoà tiếng chim
Vòm cây xanh, đố bé tìm
Tiếng nào riêng giữa trăm nghìn tiếng chung
Mà vườn hoa cũng lạ lùng
Nghiêng tai nghe đến không cùng tiếng chim.
Định Hải
B. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:
1. Bài thơ nói về tiếng chim ở thời điểm nào trong ngày?
a) Buổi sáng.
b) Buổi trưa.
c) Buổi chiều.
2. Để thưởng thức tiếng chim, vườn hoa đã được nhân hoá như thế nào?
a) Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về vườn hoa.
b) Dùng những từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả vườn hoa.
c) Dùng đại từ chỉ người để chỉ vườn hoa.
3. Nhờ đâu mà mọi vật trở nên đẹp hơn, vui hơn và tràn đầy sự sống.
a) Nhờ có những âm thanh rộn ràng của tiếng chim.
b) Nhờ vào cảnh sắc đẹp của thiên nhiên buổi sáng.
c) Nhờ vào những hoạt động của người và vật.
4. Em hiểu câu thơ Nghiêng tai nghe đến không cùng tiếng chim nghĩa là thế nào?
a) Say sưa, mê mải lắng nghe tiếng chim hót mãi không thôi.
b) Không để ý đến tiếng chim hót.
c) Chỉ chú ý lắng nghe được một lúc thì thôi.
5. ý chính của bài thơ là gì?
a) Buổi sáng nghe tiếng chim hót thật là hay.
b) Tiếng chim buổi sáng thật là nhiều.
c) Tiếng chim đã mang lại niềm vui rộn ràng của cuộc sống yên bình.
6. Trong câu nào dưới đây, từ mát được dùng với nghĩa gốc?
a) Nước giếng buổi sớm mát lạnh.
b) Nam học giỏi nên bố mẹ mát cả mặt.
c) Tiếng chim hót trong trẻo làm dịu mát cả trưa hè.
7. Từ tha trong bài có nghĩa là gì?
a) Mang theo một vật từ nơi này đến nơi khác.
b) Bỏ qua không để ý đến nữa.
c) Tên một loại chim.
8. Những cặp từ nào dưới đây trái nghĩa với nhau?
a) chung - riêng
b) lay động - đánh thức
c) rải - nhuộm
9. Từ nào đồng nghĩa với lạ lùng?
a) lạ lẫm
b) lo lắng
c) xa xôi
10. Từ rải thuộc từ loại nào?
a) Danh từ
b) Động từ
c) Tính từ
đề chẵn
(Đề lẻ nội dung giống đề chẵn, chỉ khác ở sự sắp xếp các câu hỏi và thứ tự các phương án trả lời trong một câu hỏi). Ví dụ
Họ và tên: ......................................................... .........................................................
Lớp 5......
Ngày ....tháng ....năm 200
đề kiểm tra giữa học kì I - môn tiếng việt lớp 5
đề chẵn
Bài kiểm tra đọc
(30 phút)
A - Đọc thầm :
Tiếng chim buổi sáng
Sáng ra trời rộng đến đâu
Trời xanh như mới lần đầu biết xanh
Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng
Tiếng chim vỗ cánh bầy ong
Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm
Gọi bông lúa chín về thôn
Tiếng chim nhuộm óng cây rơm trước nhà
Tiếng chim cùng bé tưới hoa
Mát trong từng giọt nước hoà tiếng chim
Vòm cây xanh, đố bé tìm
Tiếng nào riêng giữa trăm nghìn tiếng chung
Mà vườn hoa cũng lạ lùng
Nghiêng tai nghe đến không cùng tiếng chim.
Định Hải
B. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:
1. Bài thơ nói về tiếng chim ở thời điểm nào trong ngày?
a) Buổi sáng.
b) Buổi trưa.
c) Buổi chiều.
2. Để thưởng thức tiếng chim, vườn hoa đã được nhân hoá như thế nào?
a) Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về vườn hoa.
b) Dùng những từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả vườn hoa.
c) Dùng đại từ chỉ người để chỉ vườn hoa.
3. Nhờ đâu mà mọi vật trở nên đẹp hơn, vui hơn và tràn đầy sự sống.
a) Nhờ có những âm thanh rộn ràng của tiếng chim.
b) Nhờ vào cảnh sắc đẹp của thiên nhiên buổi sáng.
c) Nhờ vào những hoạt động của người và vật.
4. Em hiểu câu thơ Nghiêng tai nghe đến không cùng tiếng chim nghĩa là thế nào?
a) Say sưa, mê mải lắng nghe tiếng chim hót mãi không thôi.
b) Không để ý đến tiếng chim hót.
c) Chỉ chú ý lắng nghe được một lúc thì thôi.
5. ý chính của bài thơ là gì?
a) Buổi sáng nghe tiếng chim hót thật là hay.
b) Tiếng chim buổi sáng thật là nhiều.
c) Tiếng chim đã mang lại niềm vui rộn ràng của cuộc sống yên bình.
6. Trong câu nào dưới đây, từ mát được dùng với nghĩa gốc?
a) Nước giếng buổi sớm mát lạnh.
b) Nam học giỏi nên bố mẹ mát cả mặt.
c) Tiếng chim hót trong trẻo làm dịu mát cả trưa hè.
7. Từ tha trong bài có nghĩa là gì?
a) Mang theo một vật từ nơi này đến nơi khác.
b) Bỏ qua không để ý đến nữa.
c) Tên một loại chim.
8. Những cặp từ nào dưới đây trái nghĩa với nhau?
a) chung - riêng
b) lay động - đánh thức
c) rải - nhuộm
9. Từ nào đồng nghĩa với lạ lùng?
a) lạ lẫm
b) lo lắng
c) xa xôi
10. Từ rải thuộc từ loại nào?
a) Danh từ
b) Động từ
c) Tính từ
đề chẵn
(Đề lẻ nội dung giống đề chẵn, chỉ khác ở sự sắp xếp các câu hỏi và thứ tự các phương án trả lời trong một câu hỏi). Ví dụ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lưu Đức Quỳnh
Dung lượng: 40,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)