Đề KTGK I - Môn vật lý 11 - Cực hay có đáp án
Chia sẻ bởi Phạm Thị Ngọc Hiền |
Ngày 26/04/2019 |
60
Chia sẻ tài liệu: Đề KTGK I - Môn vật lý 11 - Cực hay có đáp án thuộc Vật lý 11
Nội dung tài liệu:
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG MÔN VẬT LÝ
LỚP 11 - GIỮA KÌ I - NĂM HỌC 2016 - 2017
Thời gian làm bài:45 phút
Họ, tên thí sinh:....................................................Lớp:..............SBD: ...........
Mã đề thi 209
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Lưu ý: Thí sinh ghi rõ mã đề vào bài làm; Phần trắc nghiệm chỉ cần ghi câu theo đúng thứ tự của đề bài và với mỗi câu chỉ cần ghi chữ cái (A, B,C hay D) mà em lựa chọn.
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)
Câu 1: Vật tích điện tích 4.10-17C. Nhận xét nào sau đây đúng?
So với trạng thái trung hòa về điện thì
A. vật thừa 500 electron B. vật thừa 250 electron.
C. vật thiếu 250 electron. D. vật thiếu 500 electron.
Câu 2: Trong sự nhiễm điện nào của vật, tổng điện tích bên trong vật không đổi mà chỉ có sự phân bố lại điện tích bên trong vật?
A. Tiếp xúc B. Hưởng ứng C. Cọ xát D. Bị ion hóa.
Câu 3: Trong các quy tắc vẽ các đường sức điện sau đây, quy tắc nào là sai?
A. Tại một điểm bất kì trong điện trường có thể vẽ được một đường sức đi qua nó.
B. Các đường sức không cắt nhau.
C. Nơi nào cường độ điện trường lớn hơn thì các đường sức được vẽ dày hơn.
D. Các đường sức xuất phát từ các điện tích âm, tận cùng tại các điện tích dương.
Câu 4: Biết khối lượng electron là 9,1.10-31kg, điện tích electron và proton có độ lớn 1,6.10-19C, electron ở trạng thái cơ bản trong nguyên tử Hydro chuyển động trên quĩ đạo tròn có bán kính
5,3.10-11m. Vận tốc electron trên quĩ đạo đó bằng
A. 4,8.1012 m/s B. 5,4.106 m/s C. 2,2.108 m/s D. 2,2.106 m/s
Câu 5: Hai điện tích q1 = 3.10-6 C và q2 = 6.10-6 C. Để lực tương tác giữa hai điện tích trong không khí có độ lớn 1,8 N thì khoảng cách giữa 2 điện tích phải bằng
A. 40 cm B. 30 cm C. 60 cm D. 20 cm
Câu 6: Tại một điểm trong không gian có hai vec tơ cường độ điện trường E1 và E2 do hai điện tích điểm sinh ra có phương vuông góc với nhau thì vec tơ cường độ điện trường tổng hợp có độ lớn là:
A. B. C. D.
Câu 7: Hai điện tích ban đầu đặt cách nhau một khoảng trong không khí thì lực tương tác là 0,4 N. Nếu giảm khoảng cách giữa chúng đi hai lần so với lúc ban đầu thì lực tương tác giữa chúng trong không khí là
A. 0,8 N B. 1,6 N C. 0,2 N D. 0,1 N
Câu 8: Hạt bụi khối lượng 0,5 mg nằm lơ lửng giữa hai bản tụ đặt nằm ngang trong không khí. Biết vectơ cường độ điện trường hướng từ trên xuống dưới có độ lớn 1000 (V/m). Lấy g = 10 m/s2. Điện tích quả cầu có giá trị là
A. q = + 2,5.10-6 C B. q = + 5.10-6 C C. q = - 5.10-6 C D. q = – 2,5.10-6 C.
Câu 9: Một tụ điện điện dung 5μF được tích điện đến điện tích bằng 86μC. Hiệu điện thế trên hai bản tụ là
A. 17,2V B. 37,2V C. 47,2 V D. 27,2V
Câu 10: Cường độ điện trường gây ra bởi một điện tích điểm tại một khoảng cách đã cho là E. Nếu giữ nguyên khoảng cách và tăng gấp đôi độ lớn của điện tích thì cường độ điện trường sẽ là
A. 2E B. E/2 C. E/4 D. 4E
Câu 11: Một điện tích q1 đặt tại O trên đường thẳng đi qua O, A, B. Nếu đặt điện tích q2 tại A thì lực tương tác là 12 N, còn khi đặt điện tích q2 tại B thì lực tương tác là 0,48 N. Nếu đặt q2 tại trung điểm của AB thì lực tương tác là
A. 3/4 N. B. 6,24 N C. 4/3 N D. 5,76 N
Câu 12: Công của lực điện trường
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Ngọc Hiền
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)