ĐỀ KTGK I LỚP 5 TIẾNG VIỆT
Chia sẻ bởi Ngô Xuân Minh |
Ngày 10/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KTGK I LỚP 5 TIẾNG VIỆT thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
VẦNG TRĂNG QUÊ EM
Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm.
Hình như cũng từ vầng trăng, làn gió nồm thổi mát rượi làm tuôn chảy những ánh vàng tràn trên sóng lúa trải khắp cánh đồng. Ánh vàng đi đến đâu, nơi ấy bỗng bừng lên tiếng hát ca vui nhộn. Trăng đi đến đâu thì lũy tre được tắm đẫm màu sữa tới đó. Trăng lẩn trốn trong các tán lá cây xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. Trăng chìm vào đáy nước. Trăng óng ánh lên hàm răng, trăng đậu vào ánh mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của cụ già. Hình như cả thôn em không mấy ai ở trong nhà. Nhà nào nhà nấy quây quần, tụ họp quanh chiếc bàn nhỏ hay chiếc chiếu giữa sân. Ai nấy đều ngồi ngắm trăng. Câu chuyện mùa màng nảy nở dưới trăng như những hạt lúa vàng đang phơi mình trong ánh trăng. Đó đây vang vọng tiếng hát của các anh chị thanh niên trong xóm. Tiếng gầu nước va vào nhau kêu loảng xoảng. Tất cả mọi âm thanh đều nhuộm ánh trăng ngời. Nơi đó có một chú bé đang giận mẹ ngồi trong bóng tối. Ánh trăng nhẹ nhàng đậu lên trên trán mẹ, soi rõ làn da nhăn nheo và cái mệt nhọc của mẹ. Chú bé thấy thế, bước nhẹ nhàng lại với mẹ. Một làn gió mát đã làm cho những sợi tóc của mẹ bay bay.
Khuya. Vầng trăng càng lên cao và thu nhỏ lại. Làng quê em đã yên vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng thao thức như canh chừng cho làng em.
PHAN SĨ CHÂU
1). Đánh dấu X vào trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây
a. Trăng soi sáng những cảnh vật gì ở làng quê?
Cánh đồng lúa, tiếng hát, lũy tre.
Cánh đồng lúa, lũy tre, cây đa.
cánh đồng lúa, cây đa, tiếng hát.
b. Dưới ánh trăng, người dân trong xóm quây quần ngoài sân làm gì?
Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, uống nước.
Ngồi ngắm trăng, hội họp, ca hát.
Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, ca hát.
c. Vì sao chú bé hết giận dỗi và bước nhẹ nhàng lại với mẹ?
Vì dưới ánh trăng, chú nhìn thấy vầng trán của mẹ hiện ra rất đẹp.
Vì dưới ánh trăng, chú thấy làn da nhăn nheo và sự mệt nhọc của mẹ.
Vì dưới ánh trăng, chú thấy lán gió làm những sợi tóc của mẹ bay bay.
d. Bài văn miêu tả cảnh gì?
Cảnh trăng lên ở làng quê.
Cảnh sinh hoạt của làng quê.
Cảnh làng quê dưới ánh trăng.
2) Từ đậu trong hai câu sau đây là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa?
Trăng đậu vào ánh mắt.
Hạt đậu đã nảy mầm.
…………………………………………………………………………………
3) Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già.
Câu văn trên, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?
a. So sánh b. nhân hóa c. tượng hình
4) Tìm danh từ, động từ trong câu sau:
Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm.
Danh ừ:………………………………………………………………………....
Động từ:…………………………………………………………………………
5) Từ đầu trong câu sau mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Trăng lẫn trốn trong các tán lá cây xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn.
…………………………………………………………………………………
6)Tìm 1 từ đồng nghĩa và 1 từ trái nghĩa với mỗi từ trong bảng sau
Mát rượi
Cổ thụ
Từ đồng nghĩa
Từ trái nghĩa
7 . Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn sau
“ Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi.”
-Trạng ngữ:……………………………………………......................
- Chủ ngữ: ……………………………………………………………..
- Vị ngữ :………………………………………………………………
8. Đặt câu để phân biệt từ đồng âm “ ngọt ”
..........................................................................................................................................................................................................
9.Xác định phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
Ttrong khu rừng âm u, tiếng lá khô rơi xào xạc.
- Trạng ngữ là: ……………………………………………………………..
- Chủ ngữ là: ……………………………………………………………..
- Vị ngữ là: ……………………………………………………………..
10. Xác định từ được in đậm dưới đây mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển:
- Con ngựa này chạy rất nhanh ( nghĩa:………..)
- Con bệnh bố phải lo chạy thầy, chạy thuốc ( nghĩa:………..)
11. Đặt hai câu để phân biệt nghĩa của từ đồng âm “ đường”
………………………………………………………………………….
..................................................................................................................
Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm.
Hình như cũng từ vầng trăng, làn gió nồm thổi mát rượi làm tuôn chảy những ánh vàng tràn trên sóng lúa trải khắp cánh đồng. Ánh vàng đi đến đâu, nơi ấy bỗng bừng lên tiếng hát ca vui nhộn. Trăng đi đến đâu thì lũy tre được tắm đẫm màu sữa tới đó. Trăng lẩn trốn trong các tán lá cây xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. Trăng chìm vào đáy nước. Trăng óng ánh lên hàm răng, trăng đậu vào ánh mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của cụ già. Hình như cả thôn em không mấy ai ở trong nhà. Nhà nào nhà nấy quây quần, tụ họp quanh chiếc bàn nhỏ hay chiếc chiếu giữa sân. Ai nấy đều ngồi ngắm trăng. Câu chuyện mùa màng nảy nở dưới trăng như những hạt lúa vàng đang phơi mình trong ánh trăng. Đó đây vang vọng tiếng hát của các anh chị thanh niên trong xóm. Tiếng gầu nước va vào nhau kêu loảng xoảng. Tất cả mọi âm thanh đều nhuộm ánh trăng ngời. Nơi đó có một chú bé đang giận mẹ ngồi trong bóng tối. Ánh trăng nhẹ nhàng đậu lên trên trán mẹ, soi rõ làn da nhăn nheo và cái mệt nhọc của mẹ. Chú bé thấy thế, bước nhẹ nhàng lại với mẹ. Một làn gió mát đã làm cho những sợi tóc của mẹ bay bay.
Khuya. Vầng trăng càng lên cao và thu nhỏ lại. Làng quê em đã yên vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng thao thức như canh chừng cho làng em.
PHAN SĨ CHÂU
1). Đánh dấu X vào trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây
a. Trăng soi sáng những cảnh vật gì ở làng quê?
Cánh đồng lúa, tiếng hát, lũy tre.
Cánh đồng lúa, lũy tre, cây đa.
cánh đồng lúa, cây đa, tiếng hát.
b. Dưới ánh trăng, người dân trong xóm quây quần ngoài sân làm gì?
Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, uống nước.
Ngồi ngắm trăng, hội họp, ca hát.
Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, ca hát.
c. Vì sao chú bé hết giận dỗi và bước nhẹ nhàng lại với mẹ?
Vì dưới ánh trăng, chú nhìn thấy vầng trán của mẹ hiện ra rất đẹp.
Vì dưới ánh trăng, chú thấy làn da nhăn nheo và sự mệt nhọc của mẹ.
Vì dưới ánh trăng, chú thấy lán gió làm những sợi tóc của mẹ bay bay.
d. Bài văn miêu tả cảnh gì?
Cảnh trăng lên ở làng quê.
Cảnh sinh hoạt của làng quê.
Cảnh làng quê dưới ánh trăng.
2) Từ đậu trong hai câu sau đây là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa?
Trăng đậu vào ánh mắt.
Hạt đậu đã nảy mầm.
…………………………………………………………………………………
3) Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già.
Câu văn trên, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?
a. So sánh b. nhân hóa c. tượng hình
4) Tìm danh từ, động từ trong câu sau:
Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm.
Danh ừ:………………………………………………………………………....
Động từ:…………………………………………………………………………
5) Từ đầu trong câu sau mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Trăng lẫn trốn trong các tán lá cây xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn.
…………………………………………………………………………………
6)Tìm 1 từ đồng nghĩa và 1 từ trái nghĩa với mỗi từ trong bảng sau
Mát rượi
Cổ thụ
Từ đồng nghĩa
Từ trái nghĩa
7 . Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn sau
“ Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi.”
-Trạng ngữ:……………………………………………......................
- Chủ ngữ: ……………………………………………………………..
- Vị ngữ :………………………………………………………………
8. Đặt câu để phân biệt từ đồng âm “ ngọt ”
..........................................................................................................................................................................................................
9.Xác định phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
Ttrong khu rừng âm u, tiếng lá khô rơi xào xạc.
- Trạng ngữ là: ……………………………………………………………..
- Chủ ngữ là: ……………………………………………………………..
- Vị ngữ là: ……………………………………………………………..
10. Xác định từ được in đậm dưới đây mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển:
- Con ngựa này chạy rất nhanh ( nghĩa:………..)
- Con bệnh bố phải lo chạy thầy, chạy thuốc ( nghĩa:………..)
11. Đặt hai câu để phân biệt nghĩa của từ đồng âm “ đường”
………………………………………………………………………….
..................................................................................................................
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Xuân Minh
Dung lượng: 37,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)