Đề KTĐKCKI - TV5
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Trường An |
Ngày 10/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: Đề KTĐKCKI - TV5 thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
Trường TH Sơn Cẩm 3
BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I - LỚP 5
Môn: Tiếng Việt - Năm học: 2012 – 2013
Thời gian làm bài:
Họ và tên:…………………………………………………..….Lớp:…………
Điểm Lời phê của giáo viên
I. Đọc thầm và làm bài tập (5điểm): 30 phút
A. Đọc thầm bài thơ :
Tiếng gà trưa
Trên đường hành quân xa Cứ hàng năm hàng năm
Dừng chân bên xóm nhỏ Khi gió màu đông tới,
Tiếng gà ai nhảy ổ Bà lo đàn gà toi
“ Cục, cục tác…cục ta” Mong trời đừng sương muối
Nghe xao động nắng trưa Để cuối năm bán gà
Nghe bàn chân đỡ mỏi Cháu được quần áo mới.
Nghe gọi về tuổi thơ.
Cháu chiến đấu hôm nay
Tiếng gà trưa Vì lòng yêu Tổ quốc
Ổ rơm hồng những trứng Vì xóm làng thân thuộc
Này con gà mái tơ Bà ơi, cũng vì bà
Khắp mình hoa đốm nắng Vì tiếng gà cục tác
Này con gà mái vàng Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Lông óng như màu nắng.
Xuân Quỳnh
B. Dựa vào nội dung bài thơ trên, trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Trên đường hành quân, tiếng gà nhảy ổ đã có tác động như thế nào tới tác giả?
a. Phá tan sự vắng lặng của xóm nhỏ dưới nắng trưa.
b. Làm cho nhà thơ thấy tinh thần phấn chấn, đỡ mệt mỏi.
c. Gợi nhớ những kỉ niệm thời thơ ấu.
d. Làm cho nhà thơ thấy tinh thần phấn chấn, đỡ mệt mỏi và gợi nhớ những kỉ niệm thời thơ ấu.
Câu 2. Nghe tiếng gà gáy trưa, tác giả nhớ đến mấy sự vật ở quê nhà? Đó là những sự vật nào?
a. Hai sự vật. Đó là: ……………………………………………………………………
b. Ba sự vật. Đó là: ……………………………………………………………………
c. Bốn sự vật. Đó là: ……………………………………………………………………
Câu 3. Tại sao nghe tiếng gà, tác giả lại nhớ đến bà?
a. Vì bà dành tình yêu thương cho tác giả.
b. Vì bà mua quần áo mới cho tác giả.
c. Vì bà là người chăm sóc đàn gà.
Câu 4. Ở khổ thơ cuối, từ Vì được lặp lại nhiều lần.Việc lặp lại như vậy nói lên ý gì?
a. Lòng yêu Tổ quốc của tác giả.
b. Lòng nhớ thương và biết ơn bà của tác giả.
c. Gợi kỉ niệm về tuổi ấu thơ.
d. Mục đích chiến đấu giết giặc của tác giả.
Câu 5. Dòng nào dưới đây là những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc?
a. quê hương, xóm làng, non sông, gấm vóc, quê nhà.
b. quê hương, đất nước, thôn bản, quê nhà.
c. non sông, giang sơn, đất nước, quê cha đất tổ.
Câu 6. Động từ nghe trong bài thơ có nghĩa là gì?
a. Nhận thấy. b. Cảm thấy. c. Nhìn thấy. d. nghe thấy.
Câu 7. Từ tuổi thơ thuộc từ loại nào?
a. Danh từ. b. Động từ. c. tính từ.
Câu 8. Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ chân trong câu Dừng chân bên xóm nhỏ?
a. Phần ở dưới cùng của một vật để giữ vật ấy cho khỏi đổ.
b. Một bộ phận của cơ thể để đi, đứng, chạy.
c. Nơi tiếp giáp một vật với mặt đất.
Câu 9. Từ chân trong câu Nghe bàn chân đỡ mỏi và từ chân trong câu Bình minh, ông mặt trời đỏ ối như quả cầu lửa nhô lên từ phía chân trời là từ gì?
a. Từ đồng âm. b. Từ đồng nghĩa. c. Từ nhiều nghĩa. d. Từ trái nghĩa.
Câu 10. Ý chính của bài thơ là gì?
a. Tình yêu thương của bà đối với cháu.
b. Tình cảm thắm thiết sâu nặng của tác giả đối với quê hương.
c. Lòng yêu kính bà của tác giả.
II. Kiểm tra đọc thành tiếng (5điểm)
- Giáo viên ghi tên bài tập đọc vào thăm cho học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 100 chữ / phút trong các bài Tập đọc sau ở SGK Tiếng Việt 5 - Tập 1.
Thư gửi các học sinh, Quang cảnh làng mạc ngày mùa, Nghìn năm văn hiến, Lòng dân, Những con sếu bằng giấy, Một chuyên gia máy xúc, Những người bạn tốt, Kì diệu rừng xanh, Cái gì quý nhất, Đất Cà Mau.
Đặt một câu hỏi về nội dung đoạn đó cho học sinh trả lời. GV đánh giá cho điểm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Trường An
Dung lượng: 56,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)