ĐỀ KT TIẾNG VIỆT GIỮA HK2. 2011-2012
Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Lượng |
Ngày 10/10/2018 |
24
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KT TIẾNG VIỆT GIỮA HK2. 2011-2012 thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG TH NGUYỄN TRÃI
Khối 5
Số: …. /ĐKT
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn : 5
(2011 – 2012)
__________________________________________________________________
I. KIỂM TRA TẬP ĐỌC; HỌC THUỘC LÒNG:
- GV cho sinh bốc thăm chọn bài và đọc 1 đoạn trong các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 27.
- HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.
II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU; LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
A. Đọc thầm bài:
HỘP THƯ MẬT
Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật.
Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc người liên lạc còn muốn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng. Đôi lúc Hai Long đã đáp lại.
Anh dừng xe trước một cột cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng. Tháo bu-gi ra xem, nhưng đôi mắt anh không nhìn chiếc bu-gi mà quan sát mặt đất phía sau cột cây số. Nó kia rồi ! Một hòn đá hình mũi tên (lại chữ V quen thuộc) trỏ vào một hòn đá dẹt chỉ cách anh ba bước chân.
Hai Long tới ngồi cạnh hòn đá, nhìn trước nhìn sau, một tay vẫn cầm chiếc bu-gi, một tay bẩy nhẹ hòn đá. Hộp thư lần này là một chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng. Anh nhẹ nhàng cạy đáy hộp thuốc, rút ra một miếng giấy nhỏ, thay vào đó thư báo cáo của mình, rồi trả hộp thuốc về chỗ cũ.
Công việc thế là xong. Một giờ nữa sẽ có người tới lấy thư. Anh trở lại bên xe, lắp bu-gi vào rồi đạp cần khởi động máy. Tiếng động cơ nổ giòn. Chưa đầy nửa giờ sau, anh đã hòa lẫn vào dòng người giữa phố phường náo nhiệt.
Hữu Mai
B. Khoanh tròn vào ý đúng nhất hoặc hoàn thành yêu cầu trong mỗi câu sau:
1. Chú Hai Long ra Phú Lâm làm gì ?
a) Chú Hai Long ra Phú Lâm tìm hộp thư mật để lấy báo cáo.
b) Chú Hai Long ra Phú Lâm để thăm bạn và lấy báo cáo.
c) Chú Hai Long ra Phú Lâm để gửi báo cáo.
2. Em hiểu hộp thư mật dùng để làm gì ?
a) Để chuyển tin tức.
b) Để chuyển tin tức bí mật và quan trọng.
c) Để chuyển tin tức bình thường, thư và bưu phẩm.
3. Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì?
a) Người liên lạc muốn nhắn gửi tình yêu Tổ quốc của mình.
b) Người liên lạc muốn nhắn gửi tình yêu Tổ quốc của mình và lời chào chiến thắng.
c) Người liên lạc muốn nhắn gửi lời chào chiến thắng.
4. Thư mật được ngụy trang như thế nào?
a) Trước một cột cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng.
b) Ở đáy vỏ hộp đựng thuốc đánh răng, đặt dưới hòn đá.
c) Đặt dưới hòn đá hình mũi tên.
5. Hai câu: “ Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất.” liên kết với nhau bằng cách nào ?
a) Bằng cách thay thế từ ngữ.
b) Bằng cách thay thế và lặp từ ngữ.
c) Bằng cách lặp từ ngữ.
6. Dòng nào chứa những từ láy ?
a) Ba bước, phố phường.
b) Nhẹ nhàng, tình cảm.
c) Nhẹ nhàng, gửi gắm .
7. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa từ truyền thống ?
a) Là lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
b) Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người ở nhiều địa phương khác nhau.
c) Phong tục tập quán của ông bà tổ tiên.
8. Trong các câu sau, câu ghép là:
a) Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật.
b) Hai Long tới ngồi cạnh hòn đá, một tay vẫn cầm chiếc bu-gi, một tay bẩy nhẹ hòn đá.
c) Anh nhẹ nhàng cạy đáy hộp thuốc, rút ra một miếng giấy nhỏ, thay
Khối 5
Số: …. /ĐKT
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn : 5
(2011 – 2012)
__________________________________________________________________
I. KIỂM TRA TẬP ĐỌC; HỌC THUỘC LÒNG:
- GV cho sinh bốc thăm chọn bài và đọc 1 đoạn trong các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 27.
- HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.
II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU; LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
A. Đọc thầm bài:
HỘP THƯ MẬT
Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật.
Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc người liên lạc còn muốn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng. Đôi lúc Hai Long đã đáp lại.
Anh dừng xe trước một cột cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng. Tháo bu-gi ra xem, nhưng đôi mắt anh không nhìn chiếc bu-gi mà quan sát mặt đất phía sau cột cây số. Nó kia rồi ! Một hòn đá hình mũi tên (lại chữ V quen thuộc) trỏ vào một hòn đá dẹt chỉ cách anh ba bước chân.
Hai Long tới ngồi cạnh hòn đá, nhìn trước nhìn sau, một tay vẫn cầm chiếc bu-gi, một tay bẩy nhẹ hòn đá. Hộp thư lần này là một chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng. Anh nhẹ nhàng cạy đáy hộp thuốc, rút ra một miếng giấy nhỏ, thay vào đó thư báo cáo của mình, rồi trả hộp thuốc về chỗ cũ.
Công việc thế là xong. Một giờ nữa sẽ có người tới lấy thư. Anh trở lại bên xe, lắp bu-gi vào rồi đạp cần khởi động máy. Tiếng động cơ nổ giòn. Chưa đầy nửa giờ sau, anh đã hòa lẫn vào dòng người giữa phố phường náo nhiệt.
Hữu Mai
B. Khoanh tròn vào ý đúng nhất hoặc hoàn thành yêu cầu trong mỗi câu sau:
1. Chú Hai Long ra Phú Lâm làm gì ?
a) Chú Hai Long ra Phú Lâm tìm hộp thư mật để lấy báo cáo.
b) Chú Hai Long ra Phú Lâm để thăm bạn và lấy báo cáo.
c) Chú Hai Long ra Phú Lâm để gửi báo cáo.
2. Em hiểu hộp thư mật dùng để làm gì ?
a) Để chuyển tin tức.
b) Để chuyển tin tức bí mật và quan trọng.
c) Để chuyển tin tức bình thường, thư và bưu phẩm.
3. Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì?
a) Người liên lạc muốn nhắn gửi tình yêu Tổ quốc của mình.
b) Người liên lạc muốn nhắn gửi tình yêu Tổ quốc của mình và lời chào chiến thắng.
c) Người liên lạc muốn nhắn gửi lời chào chiến thắng.
4. Thư mật được ngụy trang như thế nào?
a) Trước một cột cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng.
b) Ở đáy vỏ hộp đựng thuốc đánh răng, đặt dưới hòn đá.
c) Đặt dưới hòn đá hình mũi tên.
5. Hai câu: “ Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất.” liên kết với nhau bằng cách nào ?
a) Bằng cách thay thế từ ngữ.
b) Bằng cách thay thế và lặp từ ngữ.
c) Bằng cách lặp từ ngữ.
6. Dòng nào chứa những từ láy ?
a) Ba bước, phố phường.
b) Nhẹ nhàng, tình cảm.
c) Nhẹ nhàng, gửi gắm .
7. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa từ truyền thống ?
a) Là lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
b) Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người ở nhiều địa phương khác nhau.
c) Phong tục tập quán của ông bà tổ tiên.
8. Trong các câu sau, câu ghép là:
a) Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật.
b) Hai Long tới ngồi cạnh hòn đá, một tay vẫn cầm chiếc bu-gi, một tay bẩy nhẹ hòn đá.
c) Anh nhẹ nhàng cạy đáy hộp thuốc, rút ra một miếng giấy nhỏ, thay
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Lượng
Dung lượng: 74,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)