Đề KT Ngữ văn 6

Chia sẻ bởi Hà Thị Huyền | Ngày 17/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: Đề KT Ngữ văn 6 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD & ĐT ĐAM RÔNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG MÔN: NGỮ VĂN 6
Năm học: 2011-2012
Thời gian: 90 phút

Đề bài:
Câu 1: (1đ) Trong câu tục ngữ sau đây: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.
Các từ: “nhất, nhì, tam, tứ ” là số từ chỉ số lượng hay số từ chỉ thứ tự?
Câu 2: (3đ) Viết đoạn văn ngắn, nêu cấu tạo và tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ sau:
“Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp mật như đường mía lau”
Câu 3: (6đ) Em đã được nghe kể, đọc sách, hay xem phim về những tấm gương anh dũng của các chiến sĩ cách mạng, hãy kể lại một tấm gương làm em xúc động để mọi người được biết?

---------------------------------HẾT--------------------------------

























Đáp án và biểu điểm đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn 6
Năm học 2011-2012

Câu 1:(1 đ)
Vì là tục ngữ, nên dân gian thường chọn cách nói ngắn gọn, súc tích và đã lược bỏ một số từ. Do vậy, muốn xác định đúng cần khôi phục lại câu tục ngữ trên trở nên trọn vẹn như sau: “Thứ nhất là nước, thứ nhì là phân, thứ ba là chuyên cần, thứ tư là giống tốt”. Vậy, “nhất, nhì, tam, tứ” là số từ chỉ thứ tự .
Câu 2: (3 đ)
Về hình thức: HS trình bày sạch, xây dựng đúng cấu trúc đoạn văn đạt 0,5 đ.
Về nội dung:
- Phân tích được cấu trúc phép so sánh, đã bị lược bỏ phương diện so sánh.(0,5 đ)
- Nêu rõ được nét độc đáo của phép so sánh: một sự việc được so sánh (vế A) được so sánh với ba sự vật dùng để so sánh (vế B), “mẹ già” so sánh với “chuối ba hương, xôi nếp mật, đường mía lau”..( 1.0đ)
- Tác dụng: nhằm ca ngợi người mẹ khi về già có nhiều phẩm chất tốt đẹp, phẩm chất nào cũng đáng quý, đáng trân trọng..(1.0đ)
Câu 3: (6đ)
* Mở bài( 0.5đ)
Giới thiệu được nhân vật định kể.
* Thân bài: (5 đ)
- Lai lịch (nếu có) của nhân vật.
- Thời đại nhân vật sống, điều kiện hoàn cảnh lịch sử dân tộc để trở thành anh hùng.
- Con đường mà nhân vật hành động, từ đó biến nhân vật thành anh hùng.
- Chiến công mà anh hùng đã đạt được.
- Sự hy sinh mà anh hùng phải trải qua.
* Kết bài: (0.5đ)
Nêu được cảm xúc đối với anh hùng, sự ngưỡng mộ, rút ra bài học và lời hứa của bản thân.
*Trên đây chỉ là gợi ý, mang tính chất định hướng khi chấm bài. Giáo viên cần tôn trọng cảm xúc và sáng tạo của HS trong bài viết.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Thị Huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)