Đề KT HSG dự thi HSG tỉnh

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Huân | Ngày 26/04/2019 | 64

Chia sẻ tài liệu: Đề KT HSG dự thi HSG tỉnh thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

HƯỜNG DẪN CHẤM ĐÈ SỐ 1
Câu 1 2 đ
- Chất bị biến đổi cấu trúc sâu sắc nhất là amylaza.
- Giải thích:
+ Amylaza là enzym có bản chất là protein, vì vậy rất dễ bị biến đổi cấu trúc khi bị đun nóng (các liên kết hydro bị bẻ gãy). Amylaza gồm nhiều loại axit amin cấu tạo nên (tính đồng nhất không cao), vì vậy, sự phục hồi chính xác các liên kết yếu (liên kết hydro) sau khi đun nóng là khó khăn
+ ADN khi bị đun nóng cũng bị biến tính (tách ra thành hai mạch) bởi các liên kết hydro giữa hai mạch bị đứt gãy; nhưng do các tiểu phần hình thành liên kết hydro của ADN có số lượng lớn, tính đồng nhất cao nên khi nhiệt độ hạ xuống, các liên kết hydro được tái hình thành (sự hồi tính); vì vậy, khi hạ nhiệt độ, ADN có thể hồi phục cấu trúc ban đầu.
+ Glucozơ là một phân tử đường đơn. Các liên kết trong phân tử đều là các liên kết cộng hóa trị bền vững, không bao giờ đứt gãy tự phát trong điều kiện sinh lý tế bào; cũng rất bền vững với tác dụng đun nóng dung dịch
Câu 2 2 đ
a. chú thích hình: 1= photpholipit, 2= cácbonhidrat (hoặc glico protein), 3=protein xuyên màng, 4= các chất tan hoặc các phân tử tín hiệu.
b. chức năng của các protein xuyên màng tương ứng ở mỗi hình:
hình A và B: các protein xuyên màng hoặc protein – gluco( glico protein ), làm chức năng ghép nối và nhận diện các tế bào.
Hình C; protein thụ quan (thụ thể) bề mặt tế bào làm nhiệm vụ tiếp nhận thông tin từ ngoài để truyền vào bên trong tế bào (thí sinh cũng có thể nói:protein trung gian giữa hệ thống truyền tín hiệu thứ nhất và thứ 2, hoặc ngoại bào và nội bào).
Hình D: protein làm chức năng vận chuyển (hoặc kênh) xuyên màng.
Hình E: enzim hoặc protein định vị trên màng theo trình tự nhất định (các protein tham gia các con đường truyền tín hiệu nội bào theo trật tự nhất định).
TS nói thiếu 1 trong 4 chức năng trên trừ 0,25đ nhưng không quá
Câu 3. 2 đ
Bằng phường thức thực bào (nhập bào)
Mô tả hoặc vẽ hình minh họa:
- hình thành chân giả hoặc bao lấy vi khuẩn.
- tạo bóng thực bào liên kết với lizoxôm.
- vi khuẩn bị tiêu hóa (phân giải) bởi các enzim có trong lizoxom.
Câu 4: 3 đ
Bốn pha sinh trưởng của vi sinh vật là:
- pha tiềm phát (lag): số lượng tế bào hầu như không tăng (tăng ít); vi khuẩn tổng hợp mạnh mẽ các enzim và bước đầu tổng hợp ADN chuẩn bị cho phân bào.
-pha lũy thừa (log, pha tăng trưởng hàm số mũ): vi khuẩn phân chia mạnh và số lượng tế bào tăng theo hàm số mũ.
- pha cân bằng: (pha ổn định): tốc độ sinh trưởng và trao đỏi chất của vi khuẩn ổn định, số tế bào chết và số tế bào mới sinh ra cân bằng.
- pha tử vong: (pha suy giảm) : số tế bào chết vượt số tế bào mới sinh ra, vì vậy số lượng tế bào giảm.
Nhược điểm của phương pháp nuôi cấy không liên tục:
- môi trường không được bổ sung các chất dinh dưỡng (dinh dưỡng bị cạn kiệt).
- sự tích lũy ngày càng nhiều các chất qua chuyển hóa, gấy ức chế sinh trưởng của vi sinh vật là nguyên nhân chính làm cho pha tăng trưởng (log) và pha ổn định (cân bằng) ngắn lại nên không có lợi cho công nghệ vi sinh.
câu 5: 2 đ
quá trình ở thực vật CAM xẩy ra trong pha tối của quá trình quang hợp, trong đó có sử dụng các sản phẩm pha sáng là ATP, NADPH2 để khử CO2 tạo thành các chất hữu cơ.
- thực vật CAM là nhóm thực vật mọng nước, sống nơi hoang mạc (khô hạn). để tiết kiệm nước (giảm sự mất nước do thoát hơi nước) và dinh dưỡng khí (quang hợp) ở nhóm thực vật này có sự phân chia thời gian cố định CO2 như sau:
+ giai đoạn cố đinh CO2 đầu tiên diễn ra vào ban đêm khi khí khổng mở
+ giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Calvin diễn ra vào ban ngày khi khí khổng đóng.
Kết luận: do đặc điểm thích nghi với điều kiện sinh thái như vậy, nên đảm bảo đủ lượng CO2 ngay cả khi thiếu nước và ban ngày lỗ khí khổng đóng lại.
Câu6: 3 đ
Số NST giới tính: 720 x 1/12 = 60
X + Y = 60 (1)
X = 2Y (2) Y = 20 ; X =
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Huân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)