Đề KT HSG dự thi HSG tỉnh
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Huân |
Ngày 26/04/2019 |
84
Chia sẻ tài liệu: Đề KT HSG dự thi HSG tỉnh thuộc Sinh học 11
Nội dung tài liệu:
ĐỀ KIỂM TRA HSG-K11-BÀI SỐ 2(150 PHÚT)
Câu 1: ( 3 điểm )
Viết phương trình tổng quát của quang hợp. Trình bày ngắn gọn về các thành phần tham gia và vai trò của chúng trong quá trình trên. Tóm tắt vai trò của các sản phẩm được hình thành trong pha sáng và pha tối của quang hợp.
Câu 2: ( 2 điểm )
Sự tạo thành ATP trong quang hợp và hô hấp đã diễn ra khác nhau như thế nào ?
Câu 3: ( 3.0 điểm ) Một học sinh đã dùng sơ đồ sau để ôn tập về các quá trình sinh học diễn ra trong các bào quan của một tế bào thực vật.
Kí hiệu:
- Bào quan I:
- Bào quan II:
- A, B, C, D: giai đoạn/ pha
- 1, 2, 3: các chất tạo ra
Câu hỏi:
a. Tên gọi của bào quan I và II là gì?
b. Tên gọi của A, B, C, D ?
c. Tên gọi của các chất 1, 2, 3?
d. Trình bày diễn biến của giai đoạn C trong sơ đồ ?
Câu 4. ( 4.0 điểm )
a: Xét 2 ti thể có cùng kích thước, một ti thể của tế bào gan và một ti thể của tế bào cơ tim. Hãy cho biết ti thể ở loại tế bào nào có diện tích bề mặt của màng trong lớn hơn? Tại sao?
b: Quá trình tổng hợp glicôprôtêin trong tế bào được diễn ra ở đâu ? Nêu chức năng của glicôprôtêin.
c: Một tế bào sinh dưỡng của một loài động vật thực hiện nguyên phân liên tiếp một số lần, trong quá trình này môi trường đã cung cấp 42 NST thường; và trong tất cả các TB con có 8 NST giới tính X. Hãy xác định số NST 2n của loài. Cho biết không có đột biến xảy ra.
Câu 5 (3 điểm)
Trình bày những điểm khác nhau cơ bản trong hoạt động của NST ở phân bào Nguyên nhiễm và phân bào Giảm nhiễm.
Từ sự hiểu biết về những diễn biến trong các pha của kỳ trung gian (thuộc chu kỳ tế bào), hãy đề xuất thời điểm dùng tác nhân gây đột biến gen và thời điểm dùng tác nhân gây đột biến số lượng NST có hiệu quả nhất. Giải thích?
Câu 6. (2,0 điểm) Vì sao quá trình giảm phân diễn ra bình thường (không có đột biến) lại có thể tạo ra nhiều loại giao tử có bộ NST khác nhau?
Câu 7: (3 điểm)
1. Gỉa sử một mạch đơn ADN có tỷ lệ A + G / T + X = 0, 25 thì tỷ lệ này ở mạch bổ sung và trên cả phân tử là bao nhiêu?
2. Một gen cấu trúc trong tế bào nhân chuẩn có chứa 720 cặp nuclêôtit sẽ có thể chứa đủ thông tin để mã hoá cho một mạch polypeptit có:
a. Khoảng chừng 480 axit amin. b. Đúng 240 axit amin.
c. Hơn 240 axit amin. d. Không tới 240 axit amin.
Chọn và giải thích câu đúng?
3. Xác định câu nào sau đây đúng hoặc sai. Giải thích.
a. Ở sinh vật nhân chuẩn, có nguyên tắc bổ sung thể hiện trong cấu trúc phân tử ADN, tARN và rARN.
b. Cấu trúc bậc 4 của Prôtêin là một chuỗi polypeptit xoắn cuộn phức tạp trong không gian.
-------------Hết-------------
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Huân
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)