Đề KT HSG dự thi HSG tỉnh
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Huân |
Ngày 26/04/2019 |
60
Chia sẻ tài liệu: Đề KT HSG dự thi HSG tỉnh thuộc Sinh học 11
Nội dung tài liệu:
ĐỀ KIỂM TRA HSG –SINH 11- SỐ 4-2013-2014
(Thời gian làm bài: 150 phút)
Câu 1 (1,5 điểm).
Để phân biệt thực vật C3 và C4 người ta làm thí nghiệm sau:
TN1: Đưa cây vào chuông thủy tinh kín và chiếu sáng liên tục.
TN2: Trồng cây trong nhà kín có thể điều chỉnh được nồng độ O2.
TN3: Đo cường độ quang hợp ở các điều kiện ánh sáng cao, nhiệt độ cao. (mgCO2/dm2lá.giờ).
Hãy phân tích nguyên tắc của các thí nghiệm nói trên.
Câu 2 (2,0 điểm).
Phân biệt prôtêin xuyên màng và protein bám màng về cấu trúc và chức năng?
Câu 3 (1,0 điểm)
Em hãy thiết kế thí nghiệm để chứng minh quá trình hô hấp ở thực vật có sự tỏa nhiệt?
Câu 4. (3.5 điểm)
Những nhóm sinh vật nào có khả năng cố định nitơ không khí? Vì sao chúng có khả năng đó?
Vai trò của nitơ đối với đời sống cây xanh? Hãy nêu những nguồn nitơ chủ yếu cung cấp cho cây?
Chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh dưỡng khoáng và trao đổi nitơ. Con người đã vận dụng những hiểu biết về mối quan hệ này vào trong thực tiễn trồng trọt như thế nào?
Câu 5. (3,0 điểm)
Điểm bù ánh sáng là gì? Có thể sử dụng điểm bù ánh sáng để xác định cây ưa bóng và cây ưa sáng được không? Giải thích.
Mặc dù diện tích lỗ khí của toàn bộ khí khổng chỉ gần bằng 1% diện tích của lá, nhưng lượng nước thoát ra khỏi khí khổng lại lớn hơn lượng nước thoát qua bề mặt lá nhiều lần. Tại sao vậy?
Câu 6 : ( 3,5 điểm)
a/ Tế bào nhân sơ và nhân thực có những điểm gì khác nhau ?
b/ Tại sao vi sinh vật phải tiết các enzim vào môi trường ?
Câu 7 (2,5 điểm)
Nêu vai trò của protein trong cấu trúc di truyền và trong cơ chế di truyền?
Câu8 (3,0 điểm)
Một tế bào sinh dưỡng của lúa 2n = 24 nguyên phân liên tiếp 6 lần, nhưng khi kết thúc phân bào lần thứ 3, trong số các tế bào con, do tác nhân đột biến có 1 tế bào bị rối loạn phân bào xảy ra trên tất cả các cặp NST.
Tìm số lượng tế bào con hình thành khi kết thúc phân bào lần 6.
Tính tỉ lệ tế bào đột biến so với tế bào bình thường.
Trong các lần phân bào, môi trường tế bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương để tạo ra bao nhiêu NST đơn mới?
--------------------- Hết ---------------------
(Thời gian làm bài: 150 phút)
Câu 1 (1,5 điểm).
Để phân biệt thực vật C3 và C4 người ta làm thí nghiệm sau:
TN1: Đưa cây vào chuông thủy tinh kín và chiếu sáng liên tục.
TN2: Trồng cây trong nhà kín có thể điều chỉnh được nồng độ O2.
TN3: Đo cường độ quang hợp ở các điều kiện ánh sáng cao, nhiệt độ cao. (mgCO2/dm2lá.giờ).
Hãy phân tích nguyên tắc của các thí nghiệm nói trên.
Câu 2 (2,0 điểm).
Phân biệt prôtêin xuyên màng và protein bám màng về cấu trúc và chức năng?
Câu 3 (1,0 điểm)
Em hãy thiết kế thí nghiệm để chứng minh quá trình hô hấp ở thực vật có sự tỏa nhiệt?
Câu 4. (3.5 điểm)
Những nhóm sinh vật nào có khả năng cố định nitơ không khí? Vì sao chúng có khả năng đó?
Vai trò của nitơ đối với đời sống cây xanh? Hãy nêu những nguồn nitơ chủ yếu cung cấp cho cây?
Chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh dưỡng khoáng và trao đổi nitơ. Con người đã vận dụng những hiểu biết về mối quan hệ này vào trong thực tiễn trồng trọt như thế nào?
Câu 5. (3,0 điểm)
Điểm bù ánh sáng là gì? Có thể sử dụng điểm bù ánh sáng để xác định cây ưa bóng và cây ưa sáng được không? Giải thích.
Mặc dù diện tích lỗ khí của toàn bộ khí khổng chỉ gần bằng 1% diện tích của lá, nhưng lượng nước thoát ra khỏi khí khổng lại lớn hơn lượng nước thoát qua bề mặt lá nhiều lần. Tại sao vậy?
Câu 6 : ( 3,5 điểm)
a/ Tế bào nhân sơ và nhân thực có những điểm gì khác nhau ?
b/ Tại sao vi sinh vật phải tiết các enzim vào môi trường ?
Câu 7 (2,5 điểm)
Nêu vai trò của protein trong cấu trúc di truyền và trong cơ chế di truyền?
Câu8 (3,0 điểm)
Một tế bào sinh dưỡng của lúa 2n = 24 nguyên phân liên tiếp 6 lần, nhưng khi kết thúc phân bào lần thứ 3, trong số các tế bào con, do tác nhân đột biến có 1 tế bào bị rối loạn phân bào xảy ra trên tất cả các cặp NST.
Tìm số lượng tế bào con hình thành khi kết thúc phân bào lần 6.
Tính tỉ lệ tế bào đột biến so với tế bào bình thường.
Trong các lần phân bào, môi trường tế bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương để tạo ra bao nhiêu NST đơn mới?
--------------------- Hết ---------------------
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Huân
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)