Đề KT HSG dự thi HSG tỉnh

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Huân | Ngày 26/04/2019 | 81

Chia sẻ tài liệu: Đề KT HSG dự thi HSG tỉnh thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:


ĐÁP ÁN ĐÈ KT SỐ 12




Câu 1
(2,0)
Các cơ chế:
+ Nhân đôi ADN và NST ở pha S: Quá trình nhân đôi ADN phải đảm bảo chính xác để tạo ra các cromatit hoàn toàn giống nhau.
+ Tổng hợp prôtêin thoi phân bào ở pha G2: Sự tổng hợp prôtêin thoi phân bào ở pha G2 đóng vai trò quan trọng giúp cho sự hình thành đầy đủ tơ vô sắc ở kì đầu, tạo điều kiện cho sự phân li của NST ở kì sau.
+ Sự sắp xếp các NST kép ở kì giữa: Vào kì giữa, tất cả các NST kép phải được đính trên tơ vô sắc và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
+ Sự phân li của các crômatit trong các NST kép ở kì sau: Ở kì sau, các crômatit phải tách nhau ra và đi về hai cực của tế bào, đảm bảo mỗi cực của tế bào chứa một trong hai crômatit của NST kép.

0,5



0,5
0,5

0,5

Câu 2
2,0
a.Môi trường D là môi trường tổng hợp vì đã biết được thành phần và hàm lượng các chất trong đó.
0,5



b.- Chủng A sống được trong điều kiện bóng tối và đòi hỏi phải có chất hữu cơ → kiểu dinh dưỡng là hóa dị dưỡng
- Chủng B sống được trong bóng tối nhưng đòi hỏi phải có CO2 → kiểu dinh dưỡng là hóa tự dưỡng.
- Chủng C chỉ sống được trong điều kiện có CO2 và ánh sáng → quang tự dưỡng
0,5

0,5

0,5




Câu 3
(2.0
a.
- Rau quả muối chua thì trong môi trường chứa nhiều axit lactic làm cho pH của môi trường thấp.
- pH thấp ức chế hoạt động của các loài vi sinh vật gây hại. Do vậy bảo quản rau quả được lâu hơn.

0,5


0,5


b. - Nấm mốc là loại vi sinh vật ưa axit và hàm lượng đường cao. Trong dịch bào của quả thường có lượng axit và đường cao, không thích hợp với vi khuẩn.
- Nhưng do hoạt động của nấm mốc, hàm lượng đường, hàm lượng axit trong quả giảm, lúc đó vi khuẩn mới có khả năng hoạt động gây hỏng quả.
0,5

0,5






Câu 4 (3,0)


a. Gọi a, b, c lần lượt là số tế bào của các nhóm I, II, III
Theo bài ra ta có: a = 2b ( a - 2b = 0 (1)
Tổng số tâm động trong các tế bào của 3 nhóm là:
10a + 10b + 10c = 700 ( a + b + c = 70 (2)
Tổng số NST đơn bằng 4/3 tổng số NST kép nên:
10c = 4/3 (10a + 10b) ( c = 4/3(a + b) ( 4a + 4b - 3c = 0 (3)
Giải hệ (1), (2), (3) ta được : a = 20; b = 10; c = 40
Vậy số tế bào của các nhóm I, II, III lần lượt là 20, 10, 40

1


b. - Mỗi tế bào của nhóm III sau khi kết thúc giảm phân tạo ra 1 loại giao tử.
- Tuy nhiên số loại giao tử không vượt quá 2n = 25.
- Do vậy, số loại giao tử tối đa được tạo ra từ 40 tế bào của nhóm III là 25 = 32 loại.
1


c.- Số tinh trùng tạo ra từ quá trình giảm phân của 3 nhóm tế bào là:
20.4 + 10.4 + 40.2 = 200 (tinh trùng)
- Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là: 2:200 = 1%
- Số trứng tham gia thụ tinh là: 2 : 10% = 20 (trứng)
- Số tế bào sinh trứng cần thiết để tạo ra số trứng nói trên là: 20:1 = 20 (tế bào)
1

5.

3.0

.
Màng đơn: lizôxôm, bộ máy Gôngi, không bào
Màng kép: ty thể và lục lạp
Khác nhau:
Ti thể- Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp
- Có các enzim hô hấp đính trên màng trong (hay các tấm răng lược crista)
- Năng lượng (ATP) tạo ra được sử dụng cho tất cả các hoạt động sống của tế bào.
- Có mặt hầu hết ở các tế bào.
Lục lạp- Hai lớp màng đểu trơn nhẵn
- Có enzim pha sáng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Huân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)