Đề KT HSG dự thi HSG tỉnh
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Huân |
Ngày 26/04/2019 |
100
Chia sẻ tài liệu: Đề KT HSG dự thi HSG tỉnh thuộc Sinh học 11
Nội dung tài liệu:
ĐỀ KIỂM TRA HSG –SINH 11-SỐ 13
2013-2014, (Thời gian làm bài: 150 phút)
Câu 1 (3.0điểm):
A. Trong một thí nghiệm ở thực vật C3, người ta thấy: khi tắt ánh sáng hoặc giảm nồng độ CO2 đến 0% thì có một chất tăng và một chất giảm.Hãy cho biết:
a. Tên của hai chất đó.
b. Chất nào tăng, chất nào giảm khi tắt ánh sáng?
c. Chất nào tăng, chất nào giảm khi giảm nồng độ CO2?
d. Giải thích hai trường hợp c và b.
B. Các loài tảo biển có nhiều màu sắc khác nhau: tảo lục, tảo lam, tảo nâu, tảo đỏ, tảo vàng ánh…Hãy cho biết:
a. Loại nào có chứa diệp lục, loại nào không?
b. Sự khác nhau về màu sắc này có ý nghĩa gì?
c. Hãy sắp xếp thứ tự có thể gặp các loài tảo từ trên mặt biển xuống đáy biển sâu. Giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy?
Câu 2 (3.5điểm):
a. Về mặt cấu tạo, ống tiêu hóa của động vật ăn cỏ có gì khác biệt so với ống tiêu hóa của động vật ăn thịt?
b.Tại sao các vận động viên muốn nâng cao thành tích trong thi đấu thì thường lên vùng núi cao để luyện tập ngay trước khi dự thi đấu?
c. Bề mặt trao đổi khí ở động vật có những đặc điểm nào? Đặc điểm ấy có tác dụng gì ?
Câu 3 (1.5điểm):
a. Giải thích tại sao ở thực vật, khi cắt bỏ phần ngọn cây rồi chiếu ánh sáng từ một phía ta sẽ không quan sát được rõ hiện tượng hướng sáng nữa?
b. Giải thích cơ chế lá cây trinh nữ cụp xuống khi có va chạm cơ học?
Câu 4 (1,5điểm).
a. Sự điều hòa lượng nước trong cơ thể phụ thuộc những nhân tố chủ yếu nào?
b. Giải thích về sự tăng giảm nồng độ hoocmon ADH khi cơ thể bị mất nhiều mồ hôi do lao động nặng và khi uống nhiều nước?
Câu 5 (1.5điểm).
a. Tại sao bề mặt trao đổi khí của chim và thú lại lớn hơn của lưỡng cư và bò sát?
b. Các loài lưỡng cư như ếch, nhái để lẩn trốn kẻ thù có thể ngụp được rất lâu ở dưới nước. Nhờ đâu chúng có khả năng đó? Điều gì xảy ra nếu ta sơn da của ếch, từ đó rút ra nhận xét gì?
Câu 6 (2,0điểm).
a. Khi uống nhiều rượu dẫn đến khát nước và mất nhiều nước qua nước tiểu. Giải thích?
b. Huyết áp là gì? Khi huyết áp giảm, ở ống thận tăng cường tái hấp thu ion gì? Tại sao?
Câu 7 (4,0 điểm):
Hãy mô tả cấu trúc của phân tử có 3 nhóm phốt phát, mang liên kết cao năng mà cơ thể sử dụng rất nhiều. Nêu vai trò của phân tử đó trong tế bào? (1,0đ)
Nêu các sự kiện xảy ra trong giảm phân là cơ sở tạo ra các loại giao tử khác nhau về tổ hợp gen? Các sự kiện đó xảy ra vào kỳ nào?
Một tế bào sinh tinh trùng đang trong quá trình giảm phân đến kỳ giữa I, quan sát thấy có 16 crômatit.
Loài sinh vật chứa tế bào này có bao nhiêu nhóm gen liên kết?
Trên mỗi cặp NST tương đồng của tế bào nói trên xét một cặp gen dị hợp. Kết thúc quá trình giảm phân thực tế tạo ra bao nhiêu loại tinh trùng? Viết tổ hợp alen của các tinh trùng đó. Biết rằng quá trình giảm phân diễn ra bình thường
Nếu các tinh trùng tạo ra đều thụ tinh và tạo hợp tử, mỗi hợp tử đều nguyên phân liên tiếp 5 lần thì môi trường nội bào cần cung cấp nguyên liệu để tạo ra bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn mới?
Câu 8 (3,0 điểm):
a. Hoàn thành các phương trình sau
C6H12O6 Vi khuẩn êtilic ? + ? + Q
C6H12O6 Vi khuẩn lactic ? + Q
b. Hai nhóm vi khuẩn trên thực hiện kiểu chuyển hóa dinh dưỡng nào? Phân biệt kiểu chuyển hóa đó với các kiểu chuyển hóa còn lại của vi sinh vật.
Phân biệt cấu trúc viroit và prion
………………..Hết……………
2013-2014, (Thời gian làm bài: 150 phút)
Câu 1 (3.0điểm):
A. Trong một thí nghiệm ở thực vật C3, người ta thấy: khi tắt ánh sáng hoặc giảm nồng độ CO2 đến 0% thì có một chất tăng và một chất giảm.Hãy cho biết:
a. Tên của hai chất đó.
b. Chất nào tăng, chất nào giảm khi tắt ánh sáng?
c. Chất nào tăng, chất nào giảm khi giảm nồng độ CO2?
d. Giải thích hai trường hợp c và b.
B. Các loài tảo biển có nhiều màu sắc khác nhau: tảo lục, tảo lam, tảo nâu, tảo đỏ, tảo vàng ánh…Hãy cho biết:
a. Loại nào có chứa diệp lục, loại nào không?
b. Sự khác nhau về màu sắc này có ý nghĩa gì?
c. Hãy sắp xếp thứ tự có thể gặp các loài tảo từ trên mặt biển xuống đáy biển sâu. Giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy?
Câu 2 (3.5điểm):
a. Về mặt cấu tạo, ống tiêu hóa của động vật ăn cỏ có gì khác biệt so với ống tiêu hóa của động vật ăn thịt?
b.Tại sao các vận động viên muốn nâng cao thành tích trong thi đấu thì thường lên vùng núi cao để luyện tập ngay trước khi dự thi đấu?
c. Bề mặt trao đổi khí ở động vật có những đặc điểm nào? Đặc điểm ấy có tác dụng gì ?
Câu 3 (1.5điểm):
a. Giải thích tại sao ở thực vật, khi cắt bỏ phần ngọn cây rồi chiếu ánh sáng từ một phía ta sẽ không quan sát được rõ hiện tượng hướng sáng nữa?
b. Giải thích cơ chế lá cây trinh nữ cụp xuống khi có va chạm cơ học?
Câu 4 (1,5điểm).
a. Sự điều hòa lượng nước trong cơ thể phụ thuộc những nhân tố chủ yếu nào?
b. Giải thích về sự tăng giảm nồng độ hoocmon ADH khi cơ thể bị mất nhiều mồ hôi do lao động nặng và khi uống nhiều nước?
Câu 5 (1.5điểm).
a. Tại sao bề mặt trao đổi khí của chim và thú lại lớn hơn của lưỡng cư và bò sát?
b. Các loài lưỡng cư như ếch, nhái để lẩn trốn kẻ thù có thể ngụp được rất lâu ở dưới nước. Nhờ đâu chúng có khả năng đó? Điều gì xảy ra nếu ta sơn da của ếch, từ đó rút ra nhận xét gì?
Câu 6 (2,0điểm).
a. Khi uống nhiều rượu dẫn đến khát nước và mất nhiều nước qua nước tiểu. Giải thích?
b. Huyết áp là gì? Khi huyết áp giảm, ở ống thận tăng cường tái hấp thu ion gì? Tại sao?
Câu 7 (4,0 điểm):
Hãy mô tả cấu trúc của phân tử có 3 nhóm phốt phát, mang liên kết cao năng mà cơ thể sử dụng rất nhiều. Nêu vai trò của phân tử đó trong tế bào? (1,0đ)
Nêu các sự kiện xảy ra trong giảm phân là cơ sở tạo ra các loại giao tử khác nhau về tổ hợp gen? Các sự kiện đó xảy ra vào kỳ nào?
Một tế bào sinh tinh trùng đang trong quá trình giảm phân đến kỳ giữa I, quan sát thấy có 16 crômatit.
Loài sinh vật chứa tế bào này có bao nhiêu nhóm gen liên kết?
Trên mỗi cặp NST tương đồng của tế bào nói trên xét một cặp gen dị hợp. Kết thúc quá trình giảm phân thực tế tạo ra bao nhiêu loại tinh trùng? Viết tổ hợp alen của các tinh trùng đó. Biết rằng quá trình giảm phân diễn ra bình thường
Nếu các tinh trùng tạo ra đều thụ tinh và tạo hợp tử, mỗi hợp tử đều nguyên phân liên tiếp 5 lần thì môi trường nội bào cần cung cấp nguyên liệu để tạo ra bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn mới?
Câu 8 (3,0 điểm):
a. Hoàn thành các phương trình sau
C6H12O6 Vi khuẩn êtilic ? + ? + Q
C6H12O6 Vi khuẩn lactic ? + Q
b. Hai nhóm vi khuẩn trên thực hiện kiểu chuyển hóa dinh dưỡng nào? Phân biệt kiểu chuyển hóa đó với các kiểu chuyển hóa còn lại của vi sinh vật.
Phân biệt cấu trúc viroit và prion
………………..Hết……………
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Huân
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)