Đề KT HSG dự thi HSG tỉnh

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Huân | Ngày 26/04/2019 | 76

Chia sẻ tài liệu: Đề KT HSG dự thi HSG tỉnh thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:


ĐÁP ÁN ĐÈ KT SỐ 13



Câu 1
3.0đ
A. a. Đó là hai chất: chất nhận CO2 và sản phẩm cố định CO2 đầu tiên của chu trình Canvin: ribulôzơ 1,5 đi phôtphat(RiDP) và axit phôtpho glixêric(APG).(0.5đ)
b. Khi tắt ánh sáng, APG tăng, RiDP giảm. (0.25đ)
c. Khi giảm nồng độ CO2, RiDP tăng, APG giảm.
d. Giải thích theo sơ đồ sau: (0.5đ) CO2

RiDP APG
ATP
NADPH2


AlPG
B. a. Tất cả các loài tảo đều có chứa chất diệp lục vì diệp lục là sắc tố QH thực hiện quá trình tổng hợp chất hữu cơ. Các sắc tố phụ lấn át màu của diệp lục làm cho tảo có nhiều màu sắc khác nhau. (0.5đ)
b. Sự khác nhau về màu sắc có ý nghĩa thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau. Thực vật sống gần mặt nước biển có hàm lượng diệp lục cao, càng xuống sâu hàm lượng diệp lục càng thấp. (0.25đ)
- Thành phần quang phổ của ánh sáng mặt trời trong vùng nhìn thấy được có độ dài sóng khác nhau nên khả năng xuyên sâu củng khác nhau.Ánh sáng đỏ chỉ chiếu đến lớp nước biển trên mặt, ánh sáng cam xuống sâu hơn một chút, ánh sáng vàng và lục xuyên sâu hơn, ánh sáng lam và tím xuống được các lớp nước sâu hơn cả. (0.25đ)
c. Tảo lục ( Tảo lam ( Tảo nâu ( Tảo vàng ánh ( Tảo đỏ. (0.5đ)
Do thích nghi với khả năng hấp thu ánh sáng mạnh, các loài tảo lục chiếm ưu thế ở tầng biển nông, nó dễ dàng hấp thu ánh sáng đỏ. Tảo lam hấp thu ánh sáng cam sống ở chỗ tương đối sâu. Tảo nâu hấp thu ánh sáng lục, vàng nên có thể sống ở tầng sâu hơn. Tảo đỏ hấp thu được ánh sáng lục nên sống ở tầng sâu nhất. (0.5đ)




Câu 2
3.5đ
a. Sự khác biệt về mặt cấu tạo ống tiêu hóa của động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt :
- Ở miệng có răng nanh(thân co, chân rộng) giúp gặm thức ăn, răng hàm và răng cạnh hàm phẳng có những đường gờ chạy từ trước đến sau giúp nghiền cỏ. (0,5đ)
- Có nhiều vi sinh vật cộng sinh do đó mới có thể tiêu thụ đựợc loại thức ăn khó tiêu nhất là chất xơ. (0,25đ)
- Ruột dài nên đoạn đường di chuyển của thức ăn trong ống tiêu hóa sẽ dài hơn, có đủ thời gian để biến đổi và hấp thu loại thức ăn khó tiêu. (0,5đ)
- Ống tiêu hóa có thể có sự biến đổi đặc trưng cho từng loài phù hợp với chức năng tiêu hóa Xelulô.Ví dụ động vật nhai lại dạ dày có bốn túi, thỏ có manh tràng rất dài, đây là nơi chứa vi sinh vật sống cộng sinh. (0,5đ)
b. Tập luyện trên vùng núi cao:Vùng núi cao có nồng độ O2 loãng hơn vùng đồng bằng thấp, nên khi luyện tập trên vùng núi cao thì: (0.25đ)
+ Hồng cầu tăng số lượng. (0.25đ)
+ Tim tăng cường độ vận động, cơ tim khỏe, hô hấp khỏe, bền sức. (0.25đ)
c. Đặc điểm bể mặt TĐK- Tỷ lệ  lớn - Bề mặt mỏng và ẩm ướt.- Bề mặt có nhiều mao mạch.
- Có sự lưu thông khí. 0.5đ
Tác dụng - Tăng S bề mặt TĐK.- Giúp O2, CO2 dễ dàng khuếch tán qua.- Chứa sắc tố hô hấp vận chuyển khí.- Tạo sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2. 0.5đ






Câu 3 1.5đ
 a. Sau khi cắt phần ngọn ta sẽ không thấy rõ hiện tượng hướng sáng vì:
- Auxin được sản xuất ở đỉnh thân và cành di chuyển từ ngọn xuống rễ, cắt ngọn làm giảm lượng auxin…………(0.5đ)
- Ở thân các tế bào đã phân hoá tốc độ phân chia kém => sự sinh trưởng 2 phía thân không có sự chênh lệch lớn……(0.5đ)
b. Cơ chế lá cây trinh nữ cụp xuống khi có va chạm cơ học hoặc khi trời tối:
- Cây trinh nữ ở cuống lá và gốc lá chét có thể gối, bình thường thể gối luôn căng nước làm lá xoè rộng…(0.5đ)
- Khi có sự va chạm, K+ được vận chuyển ra khỏi không bào làm giảm ASTT tế bào thể gối, tế bào thể gối mất nước làm lá cụp xuống…(0.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Huân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)